【số liệu thống kê về real sociedad gặp rcd mallorca】Giảm thuế giúp doanh nghiệp phát triển mạnh hơn

 人参与 | 时间:2025-01-10 10:34:06

Kỹ năng ứng xử của cán bộ thuế ngày càng nâng cao.

Kỹ năng ứng xử của cán bộ thuế ngày càng nâng cao.

bà Nguyễn Thị Cúc - Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam cho rằng,ảmthuếgiúpdoanhnghiệppháttriểnmạnhhơsố liệu thống kê về real sociedad gặp rcd mallorca việc Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) xuống còn 15 - 17% sẽ là động lực tốt để các doanh nghiệp (DN) phát triển sản xuất kinh doanh.

* PV: Thực hiện Nghị quyết 35 của Chính phủ tạo điều kiện cho DN phát triển, mức thuế TNDN dự kiến sẽ giảm còn 15 - 17%. Theo bà, việc giảm thuế này có ý nghĩa như thế nào đối với DN?

- Bà Nguyễn Thị Cúc: Nền kinh tế càng phát triển thì tỷ lệ huy động thuế/GDP càng giảm xuống. Trước đây, có thời điểm thuế TNDN lên đến 32%, sau đó giảm 28%, hiện nay là 20% đối với các DN lớn và 17% đối với các DN nhỏ và vừa; xu hướng tới có thể tiếp tục được điều chỉnh giảm. Đối với thuế giá trị gia tăng (GTGT) thì không thay đổi, mức thuế cơ bản là 10%, mức ưu đãi là 5% (mức thuế GTGT của Trung Quốc là từ 13 - 17%).

Rõ ràng là về thuế suất thì chúng ta thấp hơn các nước trong khu vực. Bên cạnh đó, khoảng cách giữa chi phí tính thuế và chi phí thực đã ngày càng thu hẹp. Đây là động lực rất lớn để các DN, nhất là các DN nhỏ và vừa phát triển sản xuất kinh doanh.

Tôi cũng phải nói thêm rằng, sau khi cải cách, chính sách thuế hiện ngày càng đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện. Điều này cũng giúp cho chi phí tuân thủ về thuế của DN giảm đi. Tuy nhiên, để hạn chế tối đa chi phí của DN trong việc tuân thủ thuế, tôi cho rằng các DN, nhất là DN nhỏ và vừa nên sử dụng các đại lý thuế để khai thuế và nộp thuế thay DN. Các DN cũng có thể ủy quyền cho đại lý thuế thực hiện khai nộp thuế, chịu trách nhiệm trước cơ quan thuế khi DN bị thanh tra, kiểm tra về thuế, điều này cũng làm giảm chi phí, giảm thiểu rủi ro cho DN.

Bà Nguyễn Thị Cúc
Bà Nguyễn Thị Cúc

* PV: Theo bà, nếu thuế TNDN tiếp tục giảm xuống 15 - 17% theo đề xuất của Bộ Tài chính, thì mức thuế của Việt Nam so với các nước cùng khu vực như thế nào?

- Bà Nguyễn Thị Cúc: Theo kết quả nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB), tổng các khoản đóng góp về thuế và bảo hiểm bắt buộc/lợi nhuận ròng của DN Việt Nam năm 2014 là 35,2%. Trong đó, thuế 11,5%, bảo hiểm bắt buộc 23,7%. Mức bình quân của ASEAN 6 là 31%, thấp hơn Việt Nam 4,5%. Tuy nhiên, tỷ suất thuế của Việt Nam thấp hơn nhiều so với ASEAN 6 là 11,5%, thấp hơn so với mức bình quân của khu vực OECD là 16,1%, khu vực East Asia & Pacific là 16,4%. Nhưng bảo hiểm bắt buộc của Việt Nam lại cao hơn 2 lần so với ASEAN 6, chiếm 23,7%.

Năm 2016, thuế suất thuế TNDN giảm từ 22% xuống 20%. Theo đánh giá của WB, tổng số chi phí của DN Việt Nam chiếm gần 40%. Nhưng, điều đáng nói là chi phí về thuế chỉ chiếm 14,5%, còn lại là chi phí bảo hiểm bắt buộc chiếm gần 25%.

Con số trên minh chứng cho tỷ suất thuế/lợi nhuận ròng của Việt Nam ở mức thấp so với khu vực và thế giới, tỷ lệ động viên về thuế của Việt Nam/GDP cũng thấp hơn nhiều nước trong khu vực. Ngoài thuế trực thu thì thuế GTGT của Việt Nam cũng ở mức trung bình thấp so với các nước, mà đặc biệt là Trung Quốc (13 - 17%).

* PV: Có ý kiến cho rằng, không chỉ giảm thuế, ngành Thuế cần phải cải cách về cách thức quản lý theo hướng phục vụ DN tốt hơn. Quan điểm của bà về vấn đề này như thế nào?

- Bà Nguyễn Thị Cúc: Trong cải cách về thuế có 2 vấn đề cần quan tâm là cải cách về thể chế và cải cách về quản lý. Cải cách về thể chế thì chúng ta có thể nghiên cứu, bổ sung, xây dựng chế độ chính sách thuể mới, đưa ra những luật, nghị định, thông tư trong đó có sự thay đổi về chính sách, việc điều chỉnh giảm thuế là sự cải cách về thể chế, chính sách. Nhưng một vấn đề rất quan trọng nữa, đó là cải cách hệ thống quản lý thuế đó, trong đó bao gồm cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) và con người thực hiện.

Vừa qua, chúng ta đã có sự cải cách về thể chế rất tốt, đã ban hành những thông tư rất phù hợp, như Thông tư 119, chỉ trong vòng 6 ngày thông tư đã được ban hành, đáp ứng sự mong đợi của cộng đồng DN; tiếp đến là Thông tư 151 hướng dẫn Nghị định 91 của Chính phủ. Sau đó là các thông tư khác như Thông tư 26, Thông tư 96… đã được xây dựng và ban hành rất nhanh, kịp thời, điều này đã thể hiện sự mong muốn đổi mới của cơ quan thuế.

Về đội ngũ cán bộ thuế, 100% DN chúng tôi khảo sát đều đánh giá sự nỗ lực của cơ quan thuế, kể cả về văn hóa ứng xử, kỹ năng ứng dụng CNTT. Tuy nhiên, sự đánh giá này mới đang dừng lại ở các cán bộ cấp tổng cục và cục thuế, đơn vị quản lý các DN lớn, với số lượng cán bộ chỉ chiếm khoảng 30% tổng số hơn 4 vạn cán bộ công chức thuế. Còn lại 70% cán bộ công chức quản lý ở cấp chi cục, cấp đội thuế, họ quản lý các DN nhỏ và siêu nhỏ và quản lý hơn 1,5 triệu hộ kinh doanh cá thể thì trình độ nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Như vậy, chúng ta cần phải đào tạo để những cán bộ này tinh thông về nghiệp vụ, có đạo đức nghề nghiệp, có thái độ ứng xử tốt đối với người nộp thuế. Đây là một nhu cầu bức thiết.

* PV: Xin cảm ơn bà!

Vỏ quýt dày thì phải có móng tay nhọn

“Việc nâng cao năng lực quản lý của cán bộ, công chức thuế không chỉ đơn thuần là nghiệp vụ ngành, còn có cả ứng dụng CNTT, kỹ năng về quản lý, làm thế nào hiểu được người nộp thuế. Chúng ta muốn kiểm tra DN chuyển giá thì cán bộ thuế phải có trình độ cao thì mới kiểm tra được. Nói cách khác là vỏ quýt dày phải có móng tay nhọn” - bà Nguyễn Thị Cúc nói.

Nhật Minh (thực hiện)

顶: 1踩: 5