【paris đấu với pau】Dẫn vốn cho DN xã hội
时间:2025-01-25 11:50:19 出处:Ngoại Hạng Anh阅读(143)
23 năm vẫn non trẻ
TheẫnvốnchoDNxãhộparis đấu với pauo bà Oanh, dù đã có một số DNXH xuất hiện từ những năm 1990, khái niệm DNXH mới được phổ biến tại Việt Nam từ năm 2009 và đến nay vẫn chưa được nhận thức đầy đủ. Hiện chưa có một khái niệm thống nhất về DNXH. Chính vì lý do này mà chưa hình thành được một khuôn khổ pháp lý hỗ trợ cho DNXH phát triển. Rất nhiều tổ chức, DN có mô hình của một DNXH nhưng vẫn chưa coi mình là DNXH cũng như chưa từng tham gia vào cộng đồng DNXH nói chung. Ngoài ra, bản thân nhiều DNXH hiện nay cũng chưa chứng minh được hiệu quả hoạt động, chưa đo lường được hay minh bạch hóa được các tác động xã hội mà DNXH của mình mang lại.
Điểm yếu nhất của các DNXH hiện nay lại chính là việc không biết tận dụng lợi thế mô hình để tìm kiếm cơ hội gọi vốn đầu tư cho dù đang vô cùng khát vốn. Do đặc tính của mình, đa phần DNXH trong giai đoạn phát triển ban đầu tìm kiếm những nguồn vốn linh hoạt, dài hạn và có ưu đãi dưới hình thức vốn tài trợ không hoàn lại, vốn vay ưu đãi, vốn vay dài hạn, trước khi tiếp cận các nguồn vốn vay thương mại và đầu tư cổ phần. Tuy nhiên, khả năng tiếp nhận đầu tư của DN còn thấp: Các DNXH chưa có chiến lược kinh doanh và kế hoạch tài chính rõ ràng và bài bản, năng lực quản trị còn hạn chế, rất nhiều DNXH còn chưa chuẩn hóa các quy trình hoạt động (kế toán, ghi chép sổ sách), và hầu như chưa có kế hoạch đo lường tác động xã hội cụ thể.
Bà Dương Đỗ Quyên, đại diện từ quỹ Dragon Capital chia sẻ, kể cả đầu tư vào DNXH quỹ vẫn phải không xa rời nguyên tắc đầu tư tài chính, không phải làm từ thiện. Có nghĩa sẽ cho vay theo các tiêu chí nhất định chứ không tài trợ tiền. Điểm này thì năng lực đáp ứng của DNXH Việt Nam còn yếu. Vậy nên, chỉ những DN như Vinamilk mới có thể hút được vốn từ quỹ này cho việc đầu tư vào các hộ nông dân để chủ động có được chất lượng sữa tốt nhất.
Vốn ở đâu?
Tiềm năng của nguồn vốn đầu tư cho các DN hoạt động có trách nhiệm và bền vững, trong đó có DNXH trên thế giới là khá lớn, ước tính khoảng 500 tỉ USD (Theo: Mạng lưới Đầu tư Tác động Toàn cầu - GIIN). Các nhà đầu tư xã hội hiện nay ngoài việc đầu tư tài chính để tìm kiếm giá trị xã hội (social return) và lợi nhuận đầu tư (financial return), họ cũng tập trung vào việc nâng cao năng lực kinh doanh và khả năng quản trị cho các DNXH. Do vậy, mặc dù khả năng tiếp nhận đầu tư của nhiều DNXH còn hạn chế, các nhà đầu tư vẫn tìm kiếm các mô hình kinh doanh triển vọng để đầu tư vào dưới hình thức cho vay ưu đãi hoặc các khoản vay quy đổi cổ phần. Ngoài ra, với sự đa dạng về nguồn vốn và hình thức hoạt động của DNXH hiện nay, các DNXH vẫn tìm kiếm được các nguồn vốn tài trợ khác nhau nhằm phát triển tổ chức, phát triển thị trường, liên kết người thu nhập thấp và các nhóm dễ bị tổn thương vào các chuỗi giá trị.
Nói như vậy, không có nghĩa kênh dẫn vốn đã sẵn sàng đổ vào DNXH ở Việt Nam. Muốn dẫn vốn về, trước tiên, các DNXH cần hiểu rõ thực trạng phát triển và nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp mình cũng như có chiến lược kinh doanh và kế hoạch huy động tài chính rõ ràng. Bên cạnh đó, các DNXH cần chủ động tìm hiểu động cơ, giá trị và yêu cầu đầu tư của từng nhóm các nhà đầu tư xã hội khác nhau. Trên cơ sở đó, DNXH cần chuẩn bị các điều kiện cần thiết về năng lực, về thị trường và đối tác... để có thể tiếp nhận đầu tư một cách có hiệu quả. Các doanh nghiệp có thể tìm kiếm sự hỗ trợ kỹ thuật từ các tổ chức trung gian hoặc tiếp cận trao đổi trực tiếp với từng nhà đầu tư. Ngoài ra, cần liên tục cập nhật các cơ hội đầu tư xã hội thông qua các kênh thông tin hỗ trợ DNXH hiện nay, bà Oanh nhấn mạnh.
Từ kinh nghiệm của Quỹ Thách thức của Canada, một quỹ chuyên đầu tư cho các DNXH, ông Peter Singer, Chủ tịch quỹ khuyến nghị, ngoài những nỗ lực từ doanh nghiệp thì còn cần bàn tay bà đỡ của cơ chế chính sách. Còn bà Từ Thu Hiền, đại diện của Bộ Phát triển Anh (DFID) cũng lưu ý, cần có chính sách tạo dựng hệ thống môi trường sinh thái mới cho các DNXH. “DNXH vẫn là những đối tác hiệu quả của chính phủ, giúp chính phủ thực hiện được các mục tiêu xã hội. Rất cần có các quy định pháp lý để tạo môi trường hoạt động minh bạch hơn, tạo điều kiện thu hút các nguồn vốn đầu tư đa dạng và hiệu quả hơn cho DNXH”, bà Oanh kiến nghị.
Rõ ràng, sự đa dạng về loại hình và mức độ phát triển của DNXH trong những năm vừa qua đã thu hút ngày càng nhiều các nhóm nhà đầu tư xã hội khác nhau, tạo nguồn vốn ngày càng đa dạng cho DNXH. Ngoài ra, ngày càng có nhiều các công ty tập đoàn lớn đã có những đầu tư trực tiếp vào các sáng kiến xã hội giải quyết các vấn đề xã hội cụ thể. Tuy vậy, nhu cầu vốn cho các DNXH và các sáng kiến xã hội hiện vẫn chưa được đáp ứng. Vẫn đang thiếu một khuôn khổ hài hòa, ở đó, các nhà đầu tư xã hội có thể bổ trợ lẫn nhau và cùng hợp tác để tạo thị trường vốn đa dạng và có thể tiếp cận được cho các DNXH và các sáng kiến cùng hợp tác.
Việt Nam vẫn cần xây dựng một thị trường vốn phù hợp và hiệu quả cho sự phát triển của DNXH và các sáng kiến xã hội góp phần thực hiện được các mục tiêu xã hội của Chính phủ Việt Nam.
Lưu Sơn Minh
上一篇: Bộ Nội vụ thống nhất nghỉ 7 ngày Tết Nguyên đán 2024
下一篇: Tàu cá chìm trên vùng biển Côn Đảo làm 10 ngư dân gặp nạn
猜你喜欢
- Bão số 3 Saola giật trên cấp 17 nhiều giờ liền ở Biển Đông, khả năng đổi hướng
- EVNSPC tập trung cao độ để hoàn thành nhiệm vụ tháng 10 và kế hoạch năm 2024
- Việt Nam sẽ có trung tâm tài chính quy mô khu vực, sàn giao dịch tài sản mã hóa
- Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực thuế giữa Việt Nam và Nhật Bản
- Tai nạn giao thông ở Đà Lạt, 2 thanh niên tử vong
- Thái Bình cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án Khu đô thị mới hơn 9.600 tỷ đồng
- Gửi tiền tiết kiệm ở tổ chức nào thì được hưởng bảo hiểm tiền gửi?
- Giá vàng hôm nay 12/10: Kéo dài đà tăng mạnh
- PM to visit Laos, co