您现在的位置是:Cúp C1 >>正文

【nhận định trận napoli】Nông nghiệp gặp khó

Cúp C18人已围观

简介Cùng với cái nóng gay gắt của mùa khô đang diễn ra thì t&ig ...

Cùng với cái nóng gay gắt của mùa khô đang diễn ra thì tình hình sản xuất,ệpgặnhận định trận napoli chăn nuôi của ngành nông nghiệp cũng trở nên “nóng hơn”, vì vậy ngành chức năng từ tỉnh đến cơ sở đặt biệt quan tâm.

Ngành thủy lợi thành phố Vị Thanh đang tăng cường kiểm tra nồng độ mặn và đã đóng nhiều cống khi độ mặn vượt 1,5‰.  

Nỗi lo dịch bệnh và xâm nhập mặn

Một trong những vấn đề nổi cộm của ngành nông nghiệp hiện nay là tình hình dịch tả lợn (heo) châu Phi có nhiều nguy cơ đe dọa đến người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh. Bởi theo công bố mới nhất của Bộ NN&PTNT, hiện cả nước có 9 tỉnh, thành phố ở phía Bắc (tỉnh Hòa Bình và Điện Biên mới phát hiện) có heo mắc dịch bệnh nguy hiểm này và đã có hơn 6.400 con heo phải tiêu hủy. Tuy dịch bệnh này không lây lan sang người nhưng lại gây hậu quả về kinh tế rất lớn. Bởi, vi-rút gây bệnh không có thuốc phòng ngừa và điều trị nên khi heo mắc bệnh thì tỷ lệ bị chết là 100%. Hiện dịch bệnh này còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan và không loại trừ sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh, thành phía Nam. Trước tình hình trên, Thủ tướng Chính phủ vừa có buổi họp trực tuyến với các tỉnh, thành trong cả nước để đề ra các giải pháp phòng, chống, trong đó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị cả hệ thống chính trị phải gấp rút vào cuộc để ngăn dịch bệnh nguy hiểm này và xem “Chống dịch tả lợn châu Phi như chống giặc”. Trước sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, những ngày qua, các ngành chức năng của tỉnh đã tích cực vào cuộc và triển khai quyết liệt nhiều công việc, đặc biệt là ngành thú y của tỉnh.

Ông Trương Ngọc Trưng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, cho biết: Thực hiện theo sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và UBND tỉnh, hiện đơn vị đã ban hành kế hoạch phòng chống dịch tả lợn châu Phi đến ngành thú y các địa phương trong tỉnh. Đồng thời, ngành thú y cơ sở cũng đã tham mưu cho UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai các công việc cụ thể có liên quan. Bên cạnh đó, ngành thú y trong tỉnh đang tăng cường công tác thông tin về tình hình dịch bệnh, mức độ thiệt hại, cũng như một số nguyên nhân gây bệnh để người chăn nuôi trong tỉnh được biết và chủ động phòng ngừa. Trên tinh thần là chi cục sẽ đảm bảo thực hiện hết và tốt các trách nhiệm có liên quan đến ngành để bảo vệ đàn heo của người dân không bị thiệt hại do dịch tả lợn châu Phi gây ra.

Một trong những việc làm thiết thực trong công tác phòng chống dịch tả lợn châu Phi là ngành thú y tỉnh đang thành lập nhiều chốt chặn ở những nơi được xem là trọng điểm và phân công cán bộ của ngành túc trực để siết chặt công tác kiểm tra heo từ bên ngoài vận chuyển vào địa bàn tỉnh. Trong đó, đang hình thành những chốt chặn điển hình như: Chốt ở cầu Cái Tư, cầu Công Binh, cầu Bốn Tổng, cầu Trầu Hôi, cầu Trà Ban và một số điểm dọc theo tuyến sông giáp ranh giữa huyện Long Mỹ và huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu...

Ông Lê Hồng Việt, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Long Mỹ, thông tin: Long Mỹ là địa phương có địa bàn rộng lại giáp ranh với một số tỉnh bạn nên công tác phòng chống dịch tả lợn châu Phi sẽ gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, với việc ngành thú y tỉnh bố trí những chốt kiểm soát, cộng với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở thì tin rằng dịch bệnh nguy hiểm này sẽ không làm ảnh hưởng đến người chăn nuôi heo trên địa bàn huyện.

Cùng với nguy cơ về dịch bệnh trên heo thì tình hình xâm nhập mặn cũng đang đặt ra nhiều lo lắng cho chính quyền địa phương và người dân, nhất là trên địa bàn huyện Long Mỹ và thành phố Vị Thanh khi nồng độ mặn trong những ngày gần đây liên tục ở mức cao và dự báo còn tăng hơn vào những ngày tới. Cụ thể, qua kết quả đo mặn vào sáng ngày 7-3 tại một số điểm chính ở huyện Long Mỹ thì độ mặn cao nhất đã đạt mức 3‰, còn ở thành phố Vị Thanh là 2,9‰. Từ kết quả này, ngành nông nghiệp thành phố Vị Thanh và huyện Long Mỹ đã triển khai đóng các cống, đập ngăn mặn theo kế hoạch, đồng thời thông báo cho người dân biết để ứng phó, bảo vệ mùa màng.

Ông Nguyễn Bé Sáu, Phó phòng Kinh tế thành phố Vị Thanh, cho biết: Ngay sau khi có kết quả đo nồng độ mặn ở mức cao, đơn vị đã chỉ đạo Trạm Thủy lợi thành phố khẩn trương vận hành đóng nhiều cống để ngăn mặn như: cống kênh Lầu, cống kênh Năm ở hai phía của sông Cái Lớn, sông Nước Đục và 10 cống ngầm. Đồng thời, đề nghị các xã, phường thông báo rộng rãi việc đóng cống đến người dân nắm để chủ động và không bị ảnh hưởng trong vận chuyển hàng hóa và sản xuất. Sau khi nồng độ mặn giảm xuống dưới 1,5% sẽ cho mở cống trở lại để phục vụ việc đi lại và vận chuyển hàng hóa cho bà con.

Lúa, mía đang gặp khó

Ngoài thách thức về mối đe dọa và nguy hiểm của dịch tả lợn châu Phi và xâm nhập mặn thì tình hình sản xuất lúa Đông xuân của bà con hiện nay trên địa bàn tỉnh cũng không mấy lạc quan, nhất là về năng suất lúa đang ở mức thấp. Theo thông tin từ nông dân đã và đang thu hoạch lúa (hiện toàn tỉnh đã thu hoạch hơn 22.500ha trong tổng số 78.418ha đã xuống giống), năng suất lúa Đông xuân từ đầu vụ đến nay chỉ dao động ở mức 700-900kg/công (công 1.300m2), giảm từ 200-300kg/công so với vụ lúa Đông xuân năm trước. Theo nhận định của ngành nông nghiệp tỉnh, chỉ trừ một số ít diện tích lúa đang trong giai đoạn làm đòng sẽ có khả năng đạt năng suất cao hơn chút đỉnh, riêng những diện tích lúa đã trổ - chín trong lúc này thì năng suất vào thời điểm cắt sẽ như hiện tại.

Ông Bạch Văn Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, nhận định: Nguyên nhân dẫn đến năng suất lúa Đông xuân năm nay thấp là do ảnh hưởng của thời tiết, nhất là tình hình nắng nóng gay gắt. Từ lý do này nên cây lúa làm đòng sớm hơn so với thời gian sinh trưởng bình thường từ 5-7 ngày. Việc nông dân không biết lúa làm đòng và trổ bông sớm nên bà con bón phân rước đòng không ngay thời điểm và dẫn đến năng suất lúa không đạt theo yêu cầu. Qua đây, cũng tạo ra bài học quý cho toàn ngành nông nghiệp trong việc hướng dẫn bà con chăm sóc lúa. Nguyên nhân nữa là do ảnh hưởng của rầy nâu và ẩm độ lúa năm nay thấp hơn mọi năm (năm trước ẩm độ 22%, nhưng lúc này thường chỉ còn 18%) vì nắng nóng. Do đó, có ruộng hạt lúa đã khô trước ngày cắt nên dẫn tới việc cân lúa tươi như cân lúa khô.

Ngoài ra, vấn đề “nóng” của cây lúa là việc có nhiều bà con đang xé rào xuống giống lúa Hè thu, qua đây đặt ra về mối nguy cơ sẽ bị nhiễm rầy nâu di trú từ những ruộng lúa Đông xuân đang thu hoạch, đồng thời tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá. Thực tế, qua thống kê của ngành nông nghiệp tỉnh, đến ngày 7-3, toàn tỉnh có hơn 4.300ha lúa Hè thu được bà con xuống giống, tập trung ở huyện Châu Thành A và Phụng Hiệp, trong khi lịch thời vụ xuống giống của ngành nông nghiệp tỉnh đề ra vào đợt 1 là bắt đầu từ ngày 25 đến 31-3.

Ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, cho biết: Ngoài cây lúa thì cây mía cũng đang đặt ra nhiều khó khăn và thách thức không kém. Đặc biệt là khi lãnh đạo Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) có thông tin về kế hoạch thực hiện chính sách mới trong thu mua mía ở vụ thu hoạch sắp tới đây. Đó là Casuco sẽ không ký hợp đồng bao tiêu với nông dân trồng mía như những vụ trước và điều này ít nhiều tạo tâm lý bất an cho bà con. Do đó, ngành nông nghiệp tỉnh đề nghị các địa phương có diện tích trồng mía trong tỉnh nên thông báo về chính sách thu mua mới của Casuco trong vụ mía sắp tới cho bà con được biết, đồng thời nắm bắt động thái của người dân để có giải pháp làm việc với nhà máy đường trong thời gian sớm nhất.

Cũng theo ông Hùng, trước nhiều khó khăn, thách thức mà ngành nông nghiệp đang đối mặt thì đòi hỏi cần có sự quyết tâm, chung sức của toàn ngành để cùng nhau vượt qua, đảm bảo cuối năm hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ mà Tỉnh ủy, UBND đã giao. Trong đó, các đơn vị trực thuộc và nông dân tiếp tục có kế hoạch chăm sóc và thu hoạch tốt vụ lúa Đông xuân, cũng như khuyến cáo bà con xuống giống lúa Hè thu theo lịch thời vụ. Đặc biệt, ngành thú y từ tỉnh đến cơ sở cần phối hợp chặt với chính quyền địa phương trong công tác phòng ngừa dịch tả lợn châu Phi theo kế hoạch đề ra nhằm ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm này xâm nhập vào địa bàn. Bên cạnh đó, các ngành, các cấp và người dân cũng tích cực thực hiện tốt các giải pháp phòng, chống xâm nhập mặn để hạn chế thiệt hại trong sản xuất, cũng như trong đời sống...

Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC

Tags:

相关文章