游客发表
发帖时间:2025-01-10 23:07:41
Nhiều tín hiệu tích cực
Về thị trường,–đònbẩythúcđẩyxuấtkhẩuthủysảnsangthịtrườplatense theo Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương, trong nhiều năm qua, Hà Lan là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam tại EU. Hiệp định EVFTA có hiệu lực được kỳ vọng tác động mạnh tới kết quả xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới Hà Lan với những ưu đãi về thuế đối với các nhóm hàng thủy sản.
Giai đoạn trước khi EVFTA có hiệu lực, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới Hà Lan năm 2016 đạt 204,1 triệu USD, tăng 22% so với năm 2015 và lần lượt đạt 307,4 triệu USD vào năm 2017, 296 triệu USD năm 2018, 215 triệu USD năm 2019. Trong đó, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới Hà Lan giảm liên tiếp trong 2 năm 2018 và 2019 là do chịu ảnh hưởng bởi “thẻ vàng” khiến cho xuất khẩu thủy sản khai thác tới EU giảm mạnh.
"Gió đổi chiều" sau khi EVFTA có hiệu lực khi xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới thị trường Hà Lan trong năm 2020, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới Hà Lan tăng nhẹ so với năm 2019 cho dù dịch Covid-19 tác động xấu tới nhu cầu nhập khẩu thủy sản của Hà Lan. Nguyên nhân chính là do xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới Hà Lan giai đoạn cuối năm 2020 đã bứt phá khi EVFTA có hiệu lực từ ngày 1/8/2020. 6 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới Hà Lan tăng 7,4% về lượng và tăng 4,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020, đạt 19,9 nghìn tấn với trị giá 99,2 triệu USD, chiếm 19,09% về lượng và chiếm 20,45% về trị giá xuất khẩu thủy sản tới EU, là thị trường có tiêu thụ thủy sản lớn nhất của Việt Nam tại EU.
Hoặc tại thị trường Đức, tôm các loại chiếm 50,3% về lượng và chiếm 72,9% về trị giá; cá ngừ các loại chiếm 25,2% về lượng và chiếm 14% về trị giá; cá tra, basa chiếm 15,8% về lượng và chiếm 7,1% về trị giá trong tổng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Đức trong 6 tháng đầu năm 2021. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Đức đạt 14,6 nghìn tấn, trị giá 91,9 triệu USD, tăng 15,7% về lượng và tăng 18,9% về trị giá so với 6 tháng đầu năm 2020.
Trước đó, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Đức tăng trong năm 2017 và 2018, nhưng giảm trong 2 năm tiếp theo 2019 và 2020 do nhóm hàng thủy sản khai thác của Việt Nam xuất khẩu tới EU chịu ảnh hưởng bởi “thẻ vàng” IUU.
Đến nay, nhờ EVFTA, nhiều mặt hàng thế mạnh của Việt Nam đã tận dụng cơ hội để xuất khẩu sang Đức như Tôm đông lạnh thuộc giống “Penaeus”, hun khói, còn nguyên vỏ hay không, bao gồm cả tôm còn vỏ, nấu chín bằng cách hấp hoặc đun sôi trong nước… đều có kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này tăng.
Tiêu thụ thuỷ sản bình quân đầu người của Đức trong năm 2020 khoảng gần 14kg/người/năm, mặc dù mức tiêu thụ thuỷ sản này không cao so với bình quân tiêu thụ thuỷ sản thế giới, nhưng ngày càng nhiều người dân Đức nhận thấy việc tiêu thụ thuỷ sản rất có lợi cho sức khoẻ và lựa chọn tiêu dùng thuỷ sản cũng tiện dụng như các sản phẩm thịt khác. Đức với dân số 83,8 triệu người và là quốc gia phát triển nhất trong Liên minh châu Âu, nên nhu cầu nhập khẩu thủy sản của Đức sẽ tăng trong thời gian tới, do nhu cầu tiêu dùng và nhập khẩu của Đức tăng. Do đó, các doanh nghiệp thủy sản của Việt Nam sẽ có cơ hội tăng giá trị xuất khẩu sang Đức và sẽ tận dụng tốt Hiệp định EVFTA với những sản phẩm xuất khẩu thủy sản chủ lực mà Việt Nam có lợi thế như tôm, cá ngừ...
Nắm bắt cơ hội, thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng chủ lực
Sản phẩm cá ngừ xuất khẩu tại Bình Định相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接