【bảng xếp hạng union berlin gặp eintracht frankfurt】Không chủ quan với bệnh tay chân miệng

时间:2025-01-10 10:29:45来源:88Point 作者:Cúp C2

Bác sĩ kiểm tra,ôngchủquanvớibệnhtaychânmiệbảng xếp hạng union berlin gặp eintracht frankfurt điều trị bệnh TCM tại BV thị xã Hương Trà

Không xuất hiện ổ dịch

Đến nay, hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước đều ghi nhận bệnh TCM xuất hiện, nhiều nơi dịch bệnh lây lan nhanh. Tại Thừa Thiên Huế, từ đầu năm đến nay, rải rác ở các huyện, thành phố có gần 100 ca. Đáng lưu ý là TX. Hương Trà có tỷ lệ mắc bệnh TCM cao nhất, chiếm hơn 40%; trong đó, từ đầu tháng 9 đến nay có 31 ca, với 13 ca ở nhóm trẻ.

Chị Nguyễn Thị P. (phường Tứ Hạ, TX. Hương Trà), mẹ của cháu VXV. mắc bệnh TCM đang điều trị tại Bệnh viện (BV) TX. Hương Trà chia sẻ: "Bé V. bị sốt liên tục trong 2 ngày, sau đó xuất hiện các nốt phỏng ở tay, chân. Khi đến BV vào ngày 3/10 tôi mới biết đó là bệnh TCM. Hiện cháu được các y, bác sĩ quan tâm điều trị nên bệnh tình đã đỡ nhiều".

Một bác sĩ tại Khoa Kiểm soát bệnh tật và HIV, BV TX. Hương Trà cho hay, bệnh TCM là một trong những bệnh phổ biến ở trẻ. Hằng năm, ở Hương Trà thường xuất hiện bệnh TCM nhưng chỉ rải rác. Riêng năm nay, số trường trường hợp mắc TCM cao hơn, tập trung vào tháng 3, tháng 4; đặc biệt vào tháng 9 và 10 khi thời tiết trở lạnh, các trẻ thường mắc các bệnh truyền nhiễm trong đó có TCM, nhưng chưa có dấu hiệu xuất hiện dịch.

Giáo viên hướng dẫn vệ sinh, rửa tay phòng ngừa bệnh TCM cho các trẻ tại Trường mầm non Bình Điền (Hương Trà)

Không xuất hiện nhiều như TX. Hương Trà, tại các huyện Quảng Điền, Phú Lộc, TP. Huế... từ đầu năm 2018 đến nay xuất hiện rải rác một số trường hợp trong các tháng. Hiện, các ban ngành chức năng, trường học ở huyện, thành phố, thị xã phối hợp với BV tại địa phương đẩy mạnh công tác truyền thông, theo dõi tình hình diễn biến của bệnh TCM, đồng thời chuẩn bị thêm thuốc men điều trị, thuốc sát khuẩn, phòng ngừa khi có dịch bùng phát.

Chủ động phòng tránh

Theo PGS. TS. Nguyễn Đình Sơn, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, thời điểm này dù số mắc bệnh TCM ở Thừa Thiên Huế chỉ bằng 2-3% so với TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Ninh Thuận, Quảng Ngãi..., nhưng trước khuyến cáo gần đây của Cục Y tế dự phòng và Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, bệnh TCM có diễn biến phức tạp trong thời gian đến, ngành y tế đã có nhiều giải pháp nhằm chủ động phòng ngừa.

Tại các BV đa khoa tuyến tỉnh, huyện chuẩn bị sẵn phòng cách ly cho bệnh nhân mắc TCM, giảm nguy cơ lây nhiễm chéo cho các trường hợp mắc bệnh khác đến điều trị. Bên cạnh đó, các BV đã triển khai tập huấn thường xuyên về phác đồ điều trị các bệnh dịch nguy hiểm,trong đó có bệnh TCM cho tất cả y, bác sĩ. Cơ số thuốc men, thiết bị điều trị, thuốc sát khuẩn chuẩn bị đầy đủ khi có cảnh báo về dịch bệnh của Bộ Y tế. “Không chỉ dịch bệnh TCM, đối với các dịch bệnh nguy hiểm khác, ngành y tế tỉnh thực hiện phương án chủ động phòng chống khi có nguy cơ lây lan, đảm bảo có thể điều trị tốt nhất cho bệnh nhân” . PGS.TS Nguyễn Đình Sơn chia sẻ.

Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh TCM nên giải pháp phòng ngừa được đặt lên hàng đầu. Để chủ động, người dân, đặc biệt các phụ huynh có trẻ nhỏ cần chú trọng các biện pháp vệ sinh, như rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày, đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và cho trẻ ăn, bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi vệ sinh cho trẻ. Ngoài ra, cần thực hiện tốt vệ sinh ăn uống, ăn chín, uống chín, giữ sạch sẽ vật dụng ăn uống, hạn chế cho trẻ ngậm mút đồ chơi, các vật dụng. Phụ huynh, giáo viên ở các cơ sở giữ trẻ cần thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, mặt bàn, ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường. Khi phát hiện hoặc nghi ngờ mắc bệnh, cần hạn chế tiếp xúc, đồng thời đưa trẻ đi khám ở cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra. Nếu xác định bệnh TCM phải cách ly, điều trị kịp thời...

Bệnh TCM  xuất hiện quanh năm, nhưng tăng mạnh vào 2 đợt là tháng 3-5 và tháng 9-12. Đây là bệnh nhiễm virut cấp tính, lây truyền theo đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn. Triệu chứng thường thấy của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da, chủ yếu ở dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông. Hầu hết ca bệnh đều diễn biến nhẹ. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm, như viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong.

Bài, ảnh:Minh Văn

相关内容
推荐内容