【soi kèo anh ý】Trái cây "tắc" đường sang Mỹ: Doanh nghiệp "đứng ngồi không yên"

时间:2025-01-11 23:56:06 来源:88Point
Trái cây sang Mỹ đang vướng
Thấp thỏm xuất khẩu trái cây
Trái cây Việt liên tục bước chân vào thị trường “khó tính”
5515 3 5900 img 4374
Ảnh minh họa. Ảnh: Nguyễn Hiền

Covid-19 "cản chân" chuyên gia Mỹ

Từ ngày 7/8, doanh nghiệp xuất khẩu trái cây sang Mỹ gặp khó khăn do không thể chiếu xạ. Trước đó, hồi tháng 3, khi tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Mỹ yêu cầu nhân viên bản xứ phải quay về nước, trong đó có nhân viên của Cơ quan kiểm dịch động thực vật Mỹ (APHIS).

APHIS là đơn vị trực tiếp kiểm dịch, giám sát quy trình chiếu xạ Nhà máy chiếu xạ Sơn Sơn ở TP HCM. Đây cũng là nhà máy chiếu xạ duy nhất của Việt Nam được APHIS chứng nhận.

Sau khi nhân viên của APHIS về nước, đại sứ Mỹ tại Việt Nam được ủy quyền theo dõi việc chiếu xạ nhưng mỗi ngày chỉ làm việc 2 tiếng.

Tuy nhiên, do việc này cũng không phải chuyên môn của đại sứ Mỹ nên từ ngày 7/8, họ không tiếp nhận việc kiểm dịch. Kể từ đó việc chiếu xạ bị ngưng trệ và xuất khẩu trái cây sang Mỹ bị chững lại.

Xung quanh vấn đề này, ông Nguyễn Quang Hiếu, Trưởng phòng Hợp tác quốc tế và Truyền thông, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) cho biết, từ cuối tháng 7, APHIS đã đồng ý cử nhân viên sang Việt Nam để kiểm dịch cho các lô hàng trái cây tươi xuất khẩu sang Mỹ.

Tuy nhiên, ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến cho việc cấp phép thủ tục lên máy bay gặp nhiều khó khăn từ cả hai phía Việt Nam và Mỹ.

Thủ tục xin cấp phép cho chuyên gia của APHIS lên máy bay phải có phương án cách ly, đưa đón. Nhưng muốn có phương án cách ly phải biết thông tin chuyến bay, thông tin về hộ chiếu và visa. Những thông tin này chỉ có được sau khi phía Mỹ cho phép chuyên gia đến Việt Nam.

"Chúng tôi đã có những thông tin này để làm thủ tục phía Việt Nam, song hiện nay các chuyến bay thương mại chưa có nên chưa có thông tin chuyến bay để lên phương án...", ông Hiếu nêu rõ.

Được biết, hiện nay Cục Bảo vệ thực vật đang nỗ lực tìm chỗ trên một số chuyến bay của Asiana, Korea Air, Nippon Airline và cả chuyến bay của bảo hộ công dân... để nhân viên kiểm dịch của APHIS sang Việt Nam. "Chúng tôi tìm được chuyến nào thì lấy chuyến đó để nhân viên kiểm dịch của APHIS sang Việt Nam sớm nhất có thể", ông Hiếu nhấn mạnh.

Doanh nghiệp lo mất khách hàng

Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau Quả Việt Nam cho biết đến nay, thời gian cụ thể khi nào chuyên gia Mỹ sang Việt Nam vẫn chưa rõ. Nếu việc ách tách kéo dài sẽ ảnh hưởng tới doanh nghiệp xuất khẩu, không chỉ trái cây mà còn cả hàng thủy hải sản.

Đặc biệt, những doanh nghiệp đã ký hợp đồng bao tiêu cho nông dân sẽ bị lỗ. Bởi, nếu họ không xuất được thì vẫn phải trả tiền cho nông dân. Bên cạnh đó, việc tìm kiếm thị trường mới lúc này cũng không dễ trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn phức tạp.

Từ góc độ doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu trái cây sang Mỹ, bà Ngô Tường Vy, Phó Giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu cho biết, các đơn hàng giao cho khách đang bị ngưng lại, rất khó giải quyết vấn đề thu mua nguyên liệu cho người nông dân. Doanh nghiệp chỉ có thể chờ đợi phía Mỹ bố trí người qua để khâu chiếu xạ vận hành trở lại chứ không thể làm được gì.

"Nếu tình trạng này kéo dài, khách hàng sẽ thiếu hụt hàng từ công ty chúng tôi quá lâu, có thể sẽ chuyển sang mua từ những đối tác khác. Như vậy, rủi ro mất khách hàng là rất lớn", bà Vy nhấn mạnh.

Đại diện Hiệp hội Rau Quả Việt Nam đề xuất phía Mỹ ủy quyền cho Cục Bảo vệ thực vật Việt Nam kiểm tra, theo dõi quá trình chiếu xạ hoặc phương án hai là bố trí chuyên cơ riêng để đưa chuyên gia Mỹ sang Việt Nam kết hợp với vận chuyển hàng hóa hai chiều nhằm tối ưu chi phí.

“Lấy tiền cước vận chuyển hàng để bù vào chi phí thuê chuyên cơ. Còn thiếu bao nhiêu nhà máy chiếu xạ Sơn Sơn bù vào. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nông sản khi chiếu xạ sẽ trả thêm phụ phí chuyên gia để hỗ trợ chi phí thuê chuyên cơ riêng”, ông Nguyên nói.

推荐内容