【soi kèo pauli】Sửa đổi Luật để tạo thêm sức sống cho ngành quảng cáo
VHO - Phát biểu trong phiên thảo luận tổ của kỳ họp thứ 8,ửađổiLuậtđểtạothêmsứcsốngchongànhquảngcásoi kèo pauli Quốc hội khóa XV vào chiều 8.11 về dự án Luật Quảng cáo (sửa đổi), đại biểu Bùi Hoài Sơn (Đoàn ĐBQH TP.Hà Nội) cho biết, ông đánh giá cao và hoàn toàn đồng ý với Tờ trình của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Uỷ ban văn hoá, giáo dục của Quốc hội về dự án Luật.
Chú ý đầy đủ đến 4 vấn đềđể phát triển ngành công nghiệp quảng cáo
"Quảng cáo rất quan trọng đối với nền kinh tế của đất nước. Tổng doanh thu của quảng cáo năm 2023 là khoảng 2,3 tỷ USD. Không chỉ là một ngành kinh tế, giờ đây, quảng cáo còn là một ngành công nghiệp văn hoá. Đây cũng là cách tiếp cận mới, rất cần lưu ý để tạo thêm sức sống cho ngành Quảng cáo", đại biểu Bùi Hoài Sơn nêu dẫn chứng thuyết phục về vai trò của quảng cáo đối với nền kinh tế.
Ông cũng cho biết, xét từ góc độ của công nghiệp văn hoá, quảng cáo cần chú ý đầy đủ đến 4 vấn đề gồm: Nguồn nhân lực quảng cáo, nội dung quảng cáo, nhất là nội dung văn hoá trong quảng cáo, công nghệ quảng cáo và kỹ năng kinh doanh quảng cáo. "Nếu thực sự chúng ta muốn thay đổi cách tiếp cận về quảng cáo, chúng ta cần sửa đổi toàn diện Luật Quảng cáo, chứ không chỉ sửa đổi 1 số điều về Luật Quảng cáo", đại biểu Sơn đề nghị.
Góp ý vào các nội dung cụ thể, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Quốc hội nêu, trách nhiệm của người chuyển tải quảng cáo là một quy định mới rất đáng quan tâm trong bối cảnh hiện nay, khi mà các phương tiện truyền thông mới đang dần đóng vai trò quan trọng trong thị trường quảng cáo, vì thế, biện pháp quản lý hậu kiểm sẽ là một giải pháp ưu tiên thì quy định với người chuyển tải quảng cáo cần cụ thể, chi tiết, để tránh việc tuỳ tiện trong thể hiện quảng cáo.
"Đối với quảng cáo trên báo chí, cần tạo điều kiện để báo chí có thêm cơ hội quảng cáo khi hiện nay quảng cáo trên báo chí gặp nhiều khó khăn do cạnh tranh với các loại hình truyền thông mới", đại biểu Bùi Hoài Sơn góp ý cho dự án Luật.
Đối với quảng cáo trên không gian mạng, theo đại biểu Bùi Hoài Sơn, đây là vấn đề mới, khó. Chúng ta đã có kinh nghiệm quản lý theo hình thức hậu kiểm. Đây có lẽ là bài học có thể áp dụng cho quảng cáo. "Muốn vậy thì các quy định sẽ càng cụ thể càng tốt, vì thế tôi nghĩ việc giao Chính phủ quy định chi tiết sẽ đáp ứng tốt hơn.
Đối với quảng cáo trên truyền hình, tôi chỉ muốn lưu ý đến những quảng cáo vô tình, tình cờ xuất hiện, cần phải được loại trừ khỏi các điều khoản vi phạm quảng cáo. Ví dụ như những sản phẩm xuất hiện tình cờ trong các cuộc họp, trong các sự kiện nghệ thuật, thể thao được truyền hình trực tiếp (như giải Oscar, giải ngoại hạng Anh,..) có bản quyền phát sóng trực tiếp tại Việt Nam nếu chúng ta không đủ khả năng để loại bỏ các hình ảnh này", đại biểu Sơn đề nghị.
Quảng cáo hiện hữu trong mọi mặt của đời sốngnên cần thiết phải sửa đổi Luật
Đại biểu Đào Chí Nghĩa (Đoàn ĐBQH tỉnh Cần Thơ) đánh giá, Luật Quảng cáo ra đời đã điều chỉnh toàn diện các vấn đề liên quan đến hoạt động quảng cáo, từ quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong hoạt động quảng cáo; trách nhiệm quản lý nhà nước; các hành vi cấm; yêu cầu, điều kiện đối với nội dung quảng cáo; phương tiện quảng cáo cho đến các loại hình quảng cáo có yếu tố nước ngoài.
Luật Quảng cáo đã góp phần tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận các thủ tục và dịch vụ công, huy động tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
"Có thể thấy rằng, sau hơn 10 năm triển khai thi hành Luật, hoạt động quảng cáo đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, các quy định của pháp luật về quảng cáo đã tạo cơ sở pháp lý sự phát triển của ngành quảng cáo theo hướng công khai, minh bạch, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế, giao thoa văn hoá và thị trường thương mại tự do.
Có đánh giá rằng, thông qua các cơ chế, chính sách, văn bản pháp luật về quảng cáo được ban hành, hoạt động quảng cáo đã phát triển mạnh mẽ không chỉ với sự gia tăng cả về số lượng, chất lượng cũng như doanh thu của các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này mà còn đóng góp cho việc kinh doanh hàng hóa, dịch vụ với vai trò cầu nối giữa người sản xuất, người kinh doanh và người tiêu dùng", đại biểu Đào Chí Nghĩa đánh giá.
Tuy nhiên, theo đại biểu, trước những yêu cầu và đòi hỏi cấp bách từ thực tiễn, hệ thống pháp luật về quảng cáo đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập như: Một số quy định của pháp luật về nội dung và hình thức quảng cáo chưa phù hợp với sự phát triển đa dạng của hoạt động quảng cáo; Một số quy định về quản lý hoạt động quảng cáo trên báo chí, hoạt động quảng cáo môi trường mạng, dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới cần điều chỉnh để đáp ứng sự phát triển và xu thế hội nhập; Một số quy định đối với hoạt động quảng cáo ngoài trời đã bộc lộ bất cập, chưa phù hợp.
Do đó, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo lần này là cần thiết nhằm kịp thời thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển văn hóa; phát huy vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước về quảng cáo của trung ương, địa phương trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về hoạt động quảng cáo.
Đồng thời tạo lập hành lang pháp lý đầy đủ đồng bộ, thống nhất để quản lý hoạt động quảng cáo, hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quảng cáo phát triển. Đảm bảo tính phù hợp, đồng bộ, không chồng chéo với hệ thống pháp luật khác có liên quan; Nâng cao trách nhiệm, năng lực của các chủ thể tham gia hoạt động quảng cáo; năng lực doanh nghiệp kinh doanh quảng cáo, thúc đẩy các hoạt động quảng cáo theo hướng công khai, minh bạch, lành mạnh, vì lợi ích chung của xã hội.
Góp ý cho dự thảo Luật, đại biểu Tạ Thị Yên (Đoàn ĐBQH tỉnh Điện Biên) cho biết, bà nhất trí với việc sửa đổi, bổ sung Luật Quảng cáo như Chính phủ đã trình. Việc sửa đổi Luật là rất cần thiết vì hiện nay, quảng cáo không chỉ là một trong 12 ngành công nghiệp văn hóa luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm, chú trọng, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển đồng bộ, mà quảng cáo còn hiện hữu trong mọi mặt của đời sống của chúng ta.
"Tôi có đọc về kinh tế báo chí và thấy quảng cáo là một trong những nguồn thu quan trọng của báo chí, truyền hình. Quảng cáo mang lại rất nhiều lợi ích, nhưng cũng có hiện tượng các đối tượng lợi dụng quảng cáo để tuồn ra thị trường hàng giả, hàng nhái kém chất lượng, gây ảnh hưởng lớn đến người tiêu dùng. Do đó, việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý chặt chẽ, hướng tới một cơ chế quản lý phù hợp, hiệu quả đối với hoạt động quảng cáo là rất quan trọng", đại biểu đề nghị và đã đóng góp ý kiến vào nhiều nội dung cụ thể của dự án Luật.
相关文章
Ngày 5/1: Giá gạo trong nước giảm mạnh
Ghi nhận tại nhiều địa phương hôm nay giá lúa tươi tương đối ổn định. Ảnh tư liệuTrong tuần qua, ghi2025-01-11Giá vàng hôm nay ngày 7/12: Vàng ‘chạm đáy’ khó có cơ hội phục hồi
Giá vàng hôm nay ngày 7/12 ở thị trường trong nước tiếp tục đà giả2025-01-11Giật mình bản sao giá ‘siêu rẻ’ của các món đồ trăm tỷ
Việc một chiếc bát nhỏ được bán với giá 28 triệu bảng Anh (tương đương 840 tỷ)2025-01-11Vinamilk đồng hành cùng 'Ngày hội việc làm Bách Khoa 2017'
Đây là sự kiện lớn dành cho sinh viên các trường đại học khối kỹ th2025-01-111 người phụ nữ tử vong bất thường trong vườn tiêu
Khoảng 6h30 sáng nay (19/9), ông Nguyễn Văn Dũng (47 tuổi) trong lúc đi thăm vườ2025-01-11‘Điểm mặt’ những chiếc ô tô cũ hot nhất của các hãng
Toyota ViosToyota Vios đứng đầu danh sách những chiếc ô tô cũ đáng mua nhấ2025-01-11
最新评论