Châu Á khó có sự phục hồi "rực rỡ" Khối nghiên cứu kinh tế châu Á của ngân hàng HSBC vừa đưa ra một số nhận định về triển vọng phục hồi kinh tế ở châu Á khi vaccine cho đại dịch Covid-19 cuối cùng đã bắt đầu quá trình đưa vào sử dụng. Dự kiến,ếsaukhicóvaccineSẽkhôngphảisựphụchồiquotrựcrỡbóng đá trực tuyến 91 nếu không có những trục trặc nào, hàng trăm triệu người sẽ được tiêm ngừa trong những tháng tới. Điều đó sẽ khiến các hoạt động kinh tế sẽ được bình thường hóa nhanh chóng và đưa chúng ta thoát ra khỏi một cuộc suy thoái kinh tế sâu rộng.
Theo các kịch bản phục hồi thông thường, sản xuất sẽ tăng vọt đi trước thúc đẩy các hoạt động thương mại theo sau với nhiều nền kinh tế ở châu Á đang dẫn đầu đà tăng trưởng toàn cầu. Đó cũng chính là mô hình hồi phục sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và nhiều lần suy thoái trước đây.
Tuy nhiên, theo ông Frederic Neumann, Kinh tế trưởng Khối nghiên cứu kinh tế châu Á của ngân hàng HSBC, lần này sẽ có một mô hình phục hồi thật khác xuất hiện trong năm 2021 với mảng dịch vụ sẽ dẫn dắt chứ không phải do sản xuất. Và điều đó có ý nghĩa quan trọng đối với các nước châu Á, nơi mà sản xuất thường đóng vai trò lớn hơn.
Mặc dù vậy, điều đó không có nghĩa là sự phục hồi của các nền kinh tế trong khu vực sẽ không thực sự tốt. Theo các chuyên gia HSBC, ngay cả khi vaccine tiếp cận tới các nước châu Á muộn hơn so với các nước phương Tây thì những quốc gia này vẫn sẽ tạo nên sự khác biệt, đặc biệt là đối với du lịch. Tuy nhiên, sự phục hồi lần này chắc hẳn sẽ không "rực rỡ" như những lần trước. Ngoài ra, còn một lý do khác là các ngân hàng trung ương châu Á đang được đánh giá sẽ rất chậm trong năm 2021. Mô hình phục hồi do ngành dịch vụ dẫn dắt Phân tích dữ liệu về mô hình chi tiêu của người tiêu dùng Mỹ trong năm nay, các chuyên gia chỉ ra rằng tăng trưởng chi tiêu của hộ gia đình được phân chia thành hai mảng dịch vụ và hàng hóa. Trong khi nhu cầu về dịch vụ thấp hơn nhiều so với mức của năm ngoái thì nhu cầu hàng hóa đã tăng vọt trong những tháng gần đây, và hiện cao hơn 7% mức của năm trước. Điều này rất khác so với thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu, khi nhu cầu hàng hóa giảm nhiều hơn. Từ góc độ này cho thấy, sự phục hồi nhờ vào việc có vaccine trong năm tới có thể sẽ do nhu cầu về dịch vụ dẫn dắt, chứ không phải hàng hóa, như sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Đây cũng là một trong những lý do chính giúp khu vực châu Á trong năm 2020 tốt hơn nhiều so với các thị trường khác. Mặc dù tốc độ tăng trưởng GDP trên toàn thế giới đều giảm nhưng sự chuyển dịch từ nhu cầu dịch vụ sang nhu cầu hàng hóa đã hỗ trợ hoạt động xuất khẩu từ nhiều nền kinh tế châu Á.
Từ việc phân tích dữ liệu, các chuyên gia kết luận, hoạt động xuất khẩu sản xuất của châu Á khó có thể được hưởng lợi nhiều như những đợt phục hồi trước đây, khi sự phục hồi vào năm 2021 sẽ do nhu cầu dịch vụ dẫn đắt, và hoạt động xuất khẩu sẽ giảm nhẹ hơn nhiều so với thời điểm bắt đầu. Do đó, khu vực này có thể sẽ không có sự phục hồi mạnh mẽ hơn các khu vực khác trong năm tới.
Tất nhiên, vaccine cũng sẽ tạo ra nét khác biệt cho sự phát triển của mỗi nơi trên khắp châu Á một khi được phổ biến rộng khắp. Các hạn chế về khoảng cách xã hội được nới lỏng, sự tự tin sẽ quay trở lại, và cuối cùng, biên giới được mở cửa cho việc đi lại. Mở cửa biên giới đặc biệt quan trọng đối với các nền kinh tế phụ thuộc vào du lịch, chẳng hạn như Thái Lan, Hồng Kông, Singapore, Malaysia và Việt Nam. Hoàng Yến |