Giá dầu thế giới hôm qua (26/9) giảm rất mạnh. Giá dầu Brent có thời điểm xuống mức 84,áxăngdầuhômnayDầutăngnhẹsaukhigiảmgiásânhận định bóng đá bundesliga83 USD/thùng. Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 1, giá dầu Brent có giá dưới 85 USD/thùng. Trong phiên hôm qua, giá dầu thô tiếp tục xu hướng giằng co với mức biến động mạnh lên tới gần 4 USD/thùng. Đã có lúc giá dầu WTI chạm mốc 80 USD/thùng. Tuy nhiên, lực bán chốt lời và sức ép từ chỉ số US Dollar Index (DXY) - đơn vị đo lường biến động giữa đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) - đã khiến cho giá dầu giảm trở lại trong phiên tối. Kết thúc phiên giao dịch ngày 26/9, giá dầu WTI giảm 2,58% xuống 76,71 USD/thùng, còn giá dầu Brent giảm 2,55% xuống 82,86 USD/thùng. Tuy nhiên, đến sáng nay (27/9), giá dầu thế giới lại quay đầu tăng nhẹ. Theo dữ liệu từ Oilprice, vào lúc 8h45' ngày 27/9 (giờ Việt Nam), giá dầu thô Brent giao tháng 11 được giao dịch ở mức 84,58 USD/thùng, tăng 0,52 USD, tương đương 0,62% so với hôm qua. Cùng thời điểm, giá dầu WTI giao tháng 10 được giao dịch ở mức 77,2 USD/thùng, tăng 0,48 USD, tương đương 0,64% so với hôm qua. Giá dầu tiếp tục giảm mạnh trong phiên giao dịch đầu tuần do lo ngại về suy thoái bao trùm thị trường. Lo ngại về suy thoái toàn cầu đang là yếu tố lớn nhất chi phối thị trường dầu kể từ tháng 6. Đây cũng là lý do khiến cho các nhà đầu tư chuyển sang nắm giữ USD trong thời gian gần đây. Bên cạnh đó, sự gia tăng sức mạnh của đồng USD khiến giá dầu lao dốc. Chỉ số US Dollar Index đã tăng rất mạnh từ tuần trước sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) bày tỏ rõ ý định sẽ tiếp tục tăng lãi suất để khống chế lạm phát. Ngoài ra, việc ngân hàng trung ương ở nhiều quốc gia tăng lãi suất để chống gia tăng lạm phát đã làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế và đi kèm với sự sụt giảm nhu cầu dầu. Trong khi đó, sự lo ngại về sức khỏe chung của nền kinh tế đang lấn át các yếu tố cơ bản về cung - cầu dầu mỏ. Theo Bloomberg, số đơn đặt hàng dầu của châu Âu dành cho Nga hiện chỉ bằng một nửa so với giai đoạn tháng 2/2022. Còn nhập khẩu dầu ở 3 khách hàng lớn tại châu Á cũng giảm 460.000 thùng/ngày so với tháng trước. Thêm nữa, với các lệnh trừng phạt dầu Nga đang dần đến ngày có hiệu lực. Nếu xu hướng này tiếp tục, nguồn cung dầu từ Nga có thể giảm hơn 1 triệu thùng/ngày trong cuối năm. Phát biểu tại Hội nghị xăng dầu lần thứ 29 tại Bahrain mới đây, Bộ trưởng dầu Iraq tiếp tục nhắc lại OPEC+ đang theo dõi thị trường dầu, nhằm mục tiêu cân bằng thị trường. Về cơ bản, OPEC+ không muốn có sự gia tăng quá mạnh hay giảm quá sâu. Có thể thấy, khả năng cao OPEC+ sẽ tiếp tục cắt giảm sản lượng dầu trong cuộc họp sắp tới ngày 5/10. Cùng với đó, bão Ian đang khiến cho một số công ty tại Vịnh Mexico gặp gián đoạn trong khâu sản xuất. Cheveron và BP cho biết họ đã di dời nhân sự tại các khu vực khai thác dầu với công suất lên đến gần 500.000 thùng/ngày. Đây là cơn bão đầu tiên trong năm nay gây khó khăn cho tình trạng sản xuất dầu ở Mỹ. Hiện tại, giá dầu thô thế giới đã ở mức thấp nhất kể từ tháng 1, trước cả khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra. Tại thị trường trong nước, hôm nay (ngày 27/9), giá bán các loại xăng dầu được áp dụng theo mức giá điều chỉnh từ 15h ngày 21/9. Theo đó, xăng E5 RON92 không cao hơn 21.780 đồng/lít; xăng RON95-III không cao hơn 22.580 đồng/lít; dầu diesel 0.05S không cao hơn 22.530 đồng/lít; dầu hỏa không cao hơn 22.441 đồng/lít; dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 14.656 đồng/kg. |