- Tránh bỏ sót nhân tài và để lọt lưới những kẻ bất tài,́nhbỏsótnhântàilọtlướikẻbấttàivôhạsoi kèo bóng đá nữ vô hạnh, rồi kéo bè, kéo cánh, tạo thành ê kíp gia đình trị... Ủy viên thường trực UB Tài chính Ngân sách của QH Lê Thanh Vân tỏ rõ lo lắng về công tác cán bộ hiện nay. Từ quan sát ông đúc rút, công tác cán bộ đang bộc lộ nhiều vấn đề đáng quan ngại, mà từ trước đến nay chưa từng diễn ra. Vì sao cán bộ không đủ chất lượng như Trịnh Xuân Thanh lại dễ dàng lọt qua bao nhiêu vòng, có cả một quy trình hợp thức hóa? Rồi chuyện cả họ làm quan, đề bạt, bổ nhiệm không khách quan... tất cả cần có giải pháp ngăn chặn. "Nếu không đẩy lùi cho đến khi chấm dứt thì cơ thể chính trị của Đảng, Nhà nước sẽ bị tác động rất mạnh, đe dọa sự tồn vong của chế độ" - ông chia sẻ. | ĐBQH Lê Thanh Vân. Ảnh: Hoàng Anh
|
Quy định còn có kẽ hở Theo ông, nguyên nhân nào dẫn đến công tác cán bộ đang nổi lên nhiều vấn đề chưa từng có như ông vừa đúc rút? - Nguyên nhân sâu xa chính là ý thức chính trị, tinh thần yêu nước, trách nhiệm vì cái chung trong mỗi cán bộ chưa cao. Cái tôi còn quá lớn. Cái tôi thể hiện ở việc tự đề cao vai trò của mình, lòng tham và sự nhũng nhiễu thông qua công tác cán bộ. Cái tôi là vơ vét về cho mình, cho gia đình, họ hàng mình, trước hết là quyền lợi về chính trị, sau đó là trục lợi trong việc bố trí sắp xếp nhân sự. Rõ ràng, tình hình rất đáng cảnh báo ở cấp độ cao, nên việc chăm lo, củng cố công tác chính trị, tư tưởng, xây dựng hệ thống chính trị, bộ máy nhà nước có lẽ là mối lo đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân phải tập trung giải quyết. Gốc rễ của mọi công việc chính là cán bộ, an nguy xã tắc cũng chính là cán bộ. Có kẽ hở nào từ các quy định của pháp luật dẫn đến hiện tượng nổi cộm trong công tác cán bộ năm qua không? - Thể chế và các quy định của Đảng, văn bản pháp luật của Nhà nước đã đề cập khá toàn diện về công tác tổ chức, cán bộ của bộ máy. Nhưng, người vận hành quy định ấy không trong về cái tâm, không sáng về cái trí, cộng với sự tác động của nhiều lợi ích dẫn đến công tác nhân sự còn nhiều sai phạm. Một là, người ta nhận thức không đầy đủ, suy nghĩ còn giản đơn, dẫn đến làm sai quy định. Đây là lỗi vô ý, phản ánh chất lượng, năng lực cán bộ chưa đạt yêu cầu. Hai là, người ta biết rõ các quy định, nhưng luồn lách, hợp thức hóa và bây giờ đang trở thành điều mà dư luận chế nhạo, đó là “đúng quy trình”. Đây là lỗi chủ quan, cố ý làm trái. Ba là, một số quy định của Đảng, Nhà nước còn thiếu chặt chẽ, có kẽ hở, nên bị lạm dụng. Có những sai phạm đã tích lũy từ trước, có những sai phạm đang diễn ra, nếu không ngăn chặn kịp thời, sẽ là nguy cơ gây hậu quả khó lường trong công tác cán bộ. Vì vậy, bên cạnh việc thể chế hóa nghị quyết TƯ 4 khóa 12, phải đẩy mạnh việc chỉnh đốn công tác tổ chức. Cán bộ có tài phải hội tụ 3 yếu tố Để chỉnh đốn công tác tổ chức cán bộ, cần có giải pháp và hành động như thế nào? - Trước mắt, cần rà soát lại các văn bản của Đảng, của Nhà nước về quy trình phát hiện, lựa chọn, bố trí, sử dụng cán bộ. Đặc biệt, khâu đánh giá cán bộ phải công khai, công bằng và công minh. Để có cơ sở đánh giá chính xác tài năng và phẩm hạnh của cán bộ, phải xây dựng các bộ tiêu chí về năng lực trình độ, phẩm chất; các tiêu chí về tài năng, sự cam kết hoàn thành nhiệm vụ và sự cống hiến “chí công vô tư”, “thượng tôn pháp luật”. Tôi rất tâm đắc với lý thuyết về nhân tài 3C (Talent Formula) của GS người Mỹ Dave Ulrich, Đại học Michigan. Đó là competence - năng lực, contribution - cống hiến và commitment - cam kết. Rõ ràng, một cán bộ có năng lực và cao hơn nữa là có tài năng, thì phải hội tụ 3 yếu tố đó. Ở chừng mực nào đấy, 3 yếu tố này phản ánh được quy trình phát hiện, lựa chọn để trọng dụng nhân tài. Nếu chúng ta tiến cử chung chung với việc tập thể tiến cử thông qua bỏ phiếu, mà tập thể đó không trong sáng thì làm sao có thể chọn đúng nhân tài? Dân chủ phải khách quan trong sáng, còn dân chủ bè phái thì rất nguy hại. Ở địa phương, nếu tập thể ban thường vụ cấp ủy giới thiệu ban chấp hành khóa mới để ĐH bầu, thì phải xem tập thể ban thường vụ ấy có mâu thuẫn, bất hòa, có lợi ích nhóm không. Đặc biệt là vai trò của bí thư tỉnh ủy với trách nhiệm trước Đảng về công tác nhân sự. Cấp trên phải có nhiều kênh để kiểm tra, giám sát tính minh bạch, không nên tin hẳn vào đề cử của ban thường vụ, ban chấp hành cấp dưới, nhất là ở những nơi có tai tiếng mà báo chí và dư luận đã phanh phui. Đặc biệt là nhân sự chủ chốt ở các tỉnh thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý càng phải xem xét hết sức cẩn trọng, để tránh bỏ sót nhân tài và để lọt lưới những kẻ bất tài, vô hạnh, rồi kéo bè, kéo cánh, tạo thành một ê kíp gia đình trị, hay nhóm lợi ích. Điều này là vô cùng nguy hiểm. Muốn vậy, phải công tâm lắng nghe dư luận của cán bộ, đảng viên và nhân dân ở địa phương. Cả họ làm quan: Lỗ thủng ở đâu?Với quy trình, tiêu chuẩn, quy hoạch chặt chẽ, làm sao có kẽ hở, chứ đừng nói là lỗ thủng trong công tác cán bộ, làm sao đưa con cái lên làm quan? |