VHO - Ngày 18.7,útrọngpháttriểncôngnghiệpvănhóaxâydựngngườiHàNộithanhlịchvăkq bóng đá wap Ban Chỉ đạo Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025” (Chương trình 06) đã tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ quý II năm 2024, triển khai nhiệm vụ trong 6 tháng cuối năm 2024.
Hoàn thành 14/18 chỉ tiêu
Theo báo cáo, 6 tháng đầu năm, trong 18 chỉ tiêu của Chương trình 06-CTr/TU, đến nay, đã có 14 chỉ tiêu hoàn thành và tập trung nâng cao chất lượng. Trong đó, có chỉ tiêu “tỷ lệ gia đình được công nhận và giữ vững danh hiệu Gia đình văn hóa; tỷ lệ thôn, làng được công nhận và giữ vững danh hiệu Làng văn hóa; tỷ lệ tổ dân phố được công nhận và giữ vững danh hiệu Tổ dân phố văn hóa”.
Các địa phương, đơn vị đã quan tâm, tập trung nguồn lực đầu tư, xây dựng, nâng cấp các thiết chế văn hóa, đầu tư tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử, di tích văn hóa, không gian cây xanh.
Về phát triển công nghiệp văn hóa (CNVH), các địa phương, đơn vị tập trung đầu tư phát triển một số lĩnh vực giàu tiềm năng và là lợi thế của Thủ đô như du lịch văn hóa; nghệ thuật biểu diễn; thủ công mỹ nghệ, ẩm thực...
Từ đầu năm đến nay, lượng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 14,05 triệu lượt, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, khách quốc tế ước đạt 3,14 triệu lượt, tăng 52,6% so với cùng kỳ năm 2023. Khách nội địa ước đạt 10,91 triệu lượt, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 55.385 tỷ đồng, tăng 22,8% so với cùng kỳ năm 2023.
Trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, thành phố đã, đang nỗ lực nâng cao chất lượng các mô hình, phong trào văn hóa. Nhiều mô hình, cách làm hay được nhân rộng trong toàn xã hội. Nhiều tấm gương sáng, điển hình tiên tiến, câu chuyện đẹp kịp thời được phát hiện, biểu dương và tôn vinh.
Đối với cao chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng giáo dục phổ thông tiếp tục được giữ vững và có nhiều tiến bộ. Chất lượng đào tạo đại học, cao đẳng được quan tâm, tăng cường phối hợp giáo dục đại học gắn với cơ chế, chính sách phù hợp để tận dụng thế mạnh của các cơ sở đào tạo đại học trong cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Ban Chỉ đạo Chương trình cũng thẳng thắn nhìn nhận những khó khăn, hạn chế cần phải sớm khắc phục.
Trong đó, có 5 chỉ tiêu cần tập trung chỉ đạo trong năm 2024 gồm: số lượt khách du lịch đón và phục vụ hàng năm, mục tiêu đến năm 2025 đạt 35 - 39 triệu lượt; số lượt khách du lịch quốc tế đón và phục vụ hàng năm, mục tiêu đến năm 2025 đạt 8 - 9 triệu lượt; tỷ lệ lao động qua đào tạo, mục tiêu đến năm 2025 đạt 75 - 80%; tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ, mục tiêu đến năm 2025 đạt 55 - 60%; số lao động được đào tạo nghề hàng năm, mục tiêu đến năm 2025, mỗi năm đạt 230.000 lượt.
3 nhóm chỉ tiêu khó hoàn thành, phải tập trung, quyết liệt chỉ đạo, thực hiện gồm nâng cấp xếp hạng di tích quốc gia, mục tiêu đến năm 2025 xếp hạng 8 di tích, kết quả đến nay hoàn thành 3/8; tỷ lệ thôn, làng có nhà văn hóa, mục tiêu đến năm 2025 đạt 100%, kết quả thực hiện đến nay đã đạt 99,3% (còn thiếu 34 nhà văn hóa thôn); xây dựng thêm trường liên cấp (tiểu học, THCS, THPT) ngang tầm các nước trong khu vực, mục tiêu đến năm 2025 có 3 - 5 trường, đến năm 2025 dự kiến có trường khởi công xây dựng.
Hơn nữa, việc phát triển CNVH, khai thác, phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa sau đầu tư của các quận, huyện, thị xã được giám sát chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương; nhận thức về phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh còn chưa thực sự sâu sắc, toàn diện.
Khơi dậy khát vọng phát triển của Thủ đô
Tại Hội nghị, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Nguyễn Doãn Toản đề nghị các địa phương, đơn vị gắn việc thực hiện Chương trình 06 với việc triển khai Chỉ thị 30 của Thành ủy Hà Nội về tăng cường sự lãnh đạo trong việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng cho các địa phương, ngành và thời gian thực hiện...
Kết luận Hội nghị, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đánh giá, những chỉ tiêu, nhiệm vụ thuộc Chương trình đạt được từ đầu năm đến nay khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Các sản phẩm liên quan đến lĩnh vực văn hóa, đặc biệt là CNVH được thể hiện rõ, mang lại hiệu quả và tác động đến phát triển kinh tế - xã hội. Điều này giúp du lịch Hà Nội phục hồi mạnh mẽ, nhất là du lịch nội địa.
Kết quả về giáo dục cũng có nhiều điểm sáng, chất lượng giáo dục đào tạo ngày càng được nâng cao.
Bên cạnh đó, một trong những điểm nhấn trong hoạt động đầu năm nay là Thành ủy Hà Nội đã ban hành và tổ chức thực hiện Chỉ thị 30-CT/TU, góp phần làm cho công việc của Ban Chỉ đạo Chương trình 06-CTr/TU trở nên toàn diện hơn. Nhiều địa phương có sự chuyển đổi tích cực, vận dụng khá tốt vào kỳ cuộc, tổ chức thành công các sự kiện, tạo điểm nhấn cho các hoạt động của thành phố.
Nhằm tiếp tục triển khai nghiêm túc, có hiệu quả Chương trình 06, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong đề nghị các sở, ngành, địa phương rà soát lại các chỉ tiêu, nhiệm vụ; nỗ lực, cố gắng, phấn đấu thực hiện. Đặc biệt, cần sớm khắc phục việc thiếu nhà văn hóa tại các thôn, làng.
Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong đề nghị các địa phương, đơn vị cần quan tâm hơn trong phát triển CNVH để thúc đẩy phát triển du lịch.
“Phát triển CNVH không phụ thuộc vào giàu hay nghèo, xa hay gần trung tâm Thủ đô mà phụ thuộc vào 2 yếu tố là quyết tâm của người đứng đầu và cách thức tổ chức thực hiện. Các địa phương phải tiến hành rà soát và xây dựng được ít nhất 1 sản phẩm du lịch và 1 sự kiện có liên quan đến phát triển CNVH trên địa bàn”, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh.
Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình 06 cũng đề nghị Sở VHTT Hà Nội cùng các sở, ngành liên quan nghiên cứu việc lập quỹ hỗ trợ phát triển văn hóa để hỗ trợ cho các địa phương, doanh nghiệp, tổ chức trong phát triển văn hóa địa phương; rà soát chặt chẽ việc thực hiện Chương trình 06 và các hoạt động liên quan đến cam kết với UNESCO về phát triển Thành phố sáng tạo.
Ngoài ra, Sở GD&ĐT Hà Nội cần quan tâm đến chất lượng giáo dục, nhất là giáo dục đại trà để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.