您的当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【kết quả cúp fa hàn quốc】Nêu cao ý thức chấp hành pháp luật để đón tết bình an 正文

【kết quả cúp fa hàn quốc】Nêu cao ý thức chấp hành pháp luật để đón tết bình an

时间:2025-01-10 23:22:58 来源:网络整理 编辑:Ngoại Hạng Anh

核心提示

Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, tình hình tội phạm t kết quả cúp fa hàn quốc

Thời điểm trước,ứcchấphnhphpluậtđểđntếkết quả cúp fa hàn quốc trong và sau Tết Nguyên đán, tình hình tội phạm thường diễn biến phức tạp. Song song đó, ngoài việc cảnh giác các loại tội phạm thường gặp, người dân cũng cần chấp hành tốt các quy định pháp luật để hưởng một cái tết trọn vẹn, bình an.

Dịp tết là thời điểm tội phạm diễn biến phức tạp, do đó người dân cần nêu cao tinh thần cảnh giác với các loại tội phạm.

Theo cơ quan chức năng, năm 2021, toàn tỉnh xảy ra 228 vụ tội phạm về trật tự xã hội, tăng 10 vụ so năm 2020. Trong đó, phổ biến nhất vẫn là tội phạm trộm cắp tài sản (96 vụ), cố ý gây thương tích (62 vụ), cướp tài sản, cướp giật tài sản (15 vụ), đánh bạc và tổ chức đánh bạc (62 vụ),… với thủ đoạn ngày càng manh động và liều lĩnh. Theo đánh giá, giai đoạn trước, trong và sau Tết Nguyên đán là thời điểm thường phát sinh nhiều vụ phạm pháp hình sự so với các giai đoạn khác trong năm.

Trung tá Lê Quốc Hội, Phó trưởng Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an tỉnh, cho biết: “Theo quy luật, tết là khoảng thời gian các loại tội phạm về trật tự xã hội như trộm cắp, cố ý gây thương tích, đánh bạc, vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông diễn biến phức tạp… Đơn cử như những năm gần đây, một số vụ trộm cắp tài sản xảy ra trong thời điểm cuối năm với thủ đoạn phạm tội manh động như cạy khóa cửa ra vào, phá cửa sổ, leo ban công hoặc đột nhập từ mái nhà để gây án. Đặc biệt, thời gian qua còn xuất hiện một số đối tượng trộm các loại cây kiểng, vật nuôi của người dân gây bức xúc.

Song song với việc chủ động phòng ngừa các loại tội phạm phổ biến trên thì người dân cũng cần nêu cao ý thức chấp hành pháp luật, tránh xa các tệ nạn xã hội. Bởi đây là thời điểm nhiều người thường dễ mắc phải các hành vi vi phạm pháp luật như đánh bạc hoặc điều khiển phương tiện giao thông khi trong người có nồng độ cồn.

Theo luật gia Nguyễn Hoàng Mạnh, Phó Chủ tịch Hội Luật gia tỉnh, việc sử dụng rượu, bia trong ngày tết được xem là thói quen của nhiều người, nhất là trong các dịp lễ, tết lại càng khó từ chối bạn bè, họ hàng. Tuy nhiên, khi say xỉn lại dễ mắc phải các hành vi gây ảnh hưởng trật tự xã hội hoặc gây nguy hiểm khi tham gia giao thông.

Theo luật gia Mạnh, tại Điều 5, Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia quy định đã nghiêm cấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Còn theo Nghị định 100/2019 thì nếu người điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn thì với lỗi này, người vi phạm có thể bị phạt tiền đến 8 triệu đồng đối với xe gắn máy và 40 triệu đồng đối với người điều khiển phương tiện là ô tô.

Trong trường hợp điều khiển phương tiện giao thông gây tai nạn nghiêm trọng rồi bỏ trốn hoặc gây tai nạn do say rượu có thể bị xem xét xử lý theo Điều 260 Bộ luật Hình sự với mức phạt từ 3-10 năm tù.

Để có thể vui xuân đón tết trong an toàn, phòng tránh được việc vi phạm pháp luật và các hành vi vi phạm pháp luật đòi hỏi trách nhiệm không chỉ từ phía cơ quan quản lý nhà nước, mà còn từ chính ý thức của người dân trong việc phòng, chống các loại tội phạm.

Theo khuyến cáo của Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, để phòng tránh tình trạng mất trộm tài sản trong dịp tết, người dân cần nêu cao tinh thần, ý thức tự giác trong việc bảo quản tài sản của mình. Qua đó, nếu có điều kiện có thể trang bị camera, phương tiện báo động, chống trộm hiện đại để trông giữ tài sản. Đồng thời, khi sử dụng rượu, bia cần có giới hạn, không điều khiển các loại phương tiện giao thông khi đã sử dụng rượu bia; nếu có mâu thuẫn xảy ra phải biết kiềm chế và báo cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết, không nên tự giải quyết vì khi không làm chủ được bản thân sẽ dễ dẫn đến hành vi đánh nhau gây thương tích…

Ngoài ra, trong dịp tết người dân cũng nên chọn các hình thức vui chơi an toàn, tiết kiệm và lành mạnh, không tham gia các hoạt động tệ nạn xã hội như đá gà, đánh bài ăn tiền; cần đảm bảo các yêu cầu phòng dịch như thực hiện nghiêm nguyên tắc 5K,… Đồng thời, chú ý việc giáo dục, quản lý con em không để rơi vào các tệ nạn xã hội và nếu phát hiện có đối tượng khả nghi hay hành vi phạm tội cần liên hệ ngay với cơ quan công an gần nhất để tiến hành đấu tranh, triệt phá.

Sử dụng pháo ngày tết cần lưu ý

 

Theo quy định tại Điều 17, Nghị định 137/2020, người dân được phép sử dụng pháo hoa. Cụ thể, cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Tuy nhiên, cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.

Trong trường hợp, khi sử dụng các loại pháo mà không được phép sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng, đồng thời có thể bị xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đối với hành vi sản xuất, tàng trữ, mua, bán, vận chuyển trái phép pháo, thuốc pháo và đồ chơi nguy hiểm.

 

Bài, ảnh: Đ.BẢO