Hiệp hội nhựa Việt Nam cũng đề nghị Bộ Giao thông vận tải xem xét và làm việc với các hãng tàu miễn phí lưu container. Ảnh Ngọc Linh. TheệphộiNhựaViệtNamkiếnnghịthànhlậpquỹampquotTáisinhMôitrườlịch thi đấu bóng đá tbno Hiệp hội Nhựa Việt Nam, Chính phủ và các Bộ đang khẩn trương sửa đổi bổ sung chính sách quản lý phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất. Nhựa phế liệu là nguyên liệu hết sức cần thiết cho ngành nhựa nhằm mục đích giảm giá thành cạnh tranh với các nước trong khu vực và đáp ứng yêu cầu bắt buộc các hàng lớn phải có tỉ lệ pha trộn 30-50% hạt nhựa tái sinh trong sản phẩm nhựa. Trong khi nhựa phế liệu trong nước không được phân loại tại nguồn, chất lượng thấp, tái chế manh mún tại các làng nghề không đáp ứng được nhu cầu sản xuất lớn.
Do vậy, Hiệp hội Nhựa Việt Nam vừa có văn bản kiến nghị chính sách nhập khẩu nhựa phế liệu gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công thương, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Trong văn bản Hiệp hội Nhựa Việt Nam kiến nghị, cụ thể:
Thứ nhất, chủng loại nhựa phế liệu được phép nhập khẩu là tất cả các loại nhựa đều được nhập khẩu nếu không lẫn tập chất nguy hại. Các tạp chất không phải là nhựa dưới 5%.
Thứ hai, ưu tiên các doanh nghiệp tái chế Việt Nam nhập khẩu tái chế phế liệu là ngành nghề có điều kiện, chỉ các doanh nghiệp Việt Nam mới được tham gia hoạt động, các doanh nghiệp nước ngoài được phép liên doanh với tỉ lệ không quá 49%.
Thứ ba, thành lập quỹ “Tái sinh Môi trường”, kinh phí do chính các doanh nghiệp tham gia hoạt đông tái chế phế liệu (kim loại, nhựa, giấy…) đóng góp. Cách tính phí từ mức 50.000-100.000 đồng/tấn nguyên liệu theo số lượng nhập khẩu của doanh nghiệp. Dự kiến, quỹ sẽ thi được từ 500-1000 tỷ đồng/năm.
Theo đó, quỹ này được sử dụng cho các hạng mục, cụ thể: Xây dựng các nhà máy xử lý nước thải cho các làng nghề tái chế; Tuyên truyền và hỗ trợ phân loại rác thải tại nguồn; Tiêu hủy các lô hàng phế liệu nhập khẩu không đạt tiêu chuẩn; Tăng cường thanh tra việc chấp hành pháp luật về môi trường các nhà máy tái chế.
Thứ tư, quy hoạc các nhà máy tái chế. Theo đó, các nhà máy sản xuất hạt nhựa tái sinh mới thành lập phải vào cụm công nghiệp hoặc khu công nghiệp. Ban hành cơ chế xây dựng hình thành 3 khu công nghiệp Bắc – Trung - Nam chuyên tái chế nhựa phế liệu, với tên gọi “Khu công nghiệp nghiên cứu khoa học và sản xuất nhựa tái sinh”.
Bên cạnh đó, Hiệp hội nhựa Việt Nam cũng đề nghị Bộ Giao thông vận tải xem xét và làm việc với các hãng tàu miễn phí lưu container cho các lô hàng phế liệu tồn đọng tại cảng. |