您的当前位置:首页 > Cúp C2 > 【nhận định trận đấu đêm nay】Ngành y tế: Nâng cao hiệu quả hoạt động khám chữa bệnh 正文

【nhận định trận đấu đêm nay】Ngành y tế: Nâng cao hiệu quả hoạt động khám chữa bệnh

时间:2025-01-25 20:51:44 来源:网络整理 编辑:Cúp C2

核心提示

Được sự quan tâm của tỉnh và nỗ lực của toàn ngành y tế, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân trên đị nhận định trận đấu đêm nay

Được sự quan tâm của tỉnh và nỗ lực của toàn ngành y tế, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn tỉnh trong những năm qua đã đạt được những thành tựu quan trọng. Hệ thống y tế cơ sở từng bước được củng cố và hoàn thiện, công tác xã hội hóa y tế được đẩy mạnh, góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh (KCB) cho nhân dân.

Bệnh viện Quốc tế Becamex với những thiết bị kỹ thuật hiện đại được đầu tư sẽ góp phần tích cực trong KCB và nâng cao sức khỏe cho nhân dân. Ảnh: H.THUẬN

Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế

Với mục đích đem đến cho nhân dân những dịch vụ y tế tốt nhất, ngành y tế Bình Dương luôn quan tâm đầu tư nâng cao năng lực mạng lưới y tế từ tỉnh đến cơ sở, đội ngũ cán bộ y tế được tăng cường về số lượng và chất lượng. Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Y tế trong việc nâng cao chất lượng KCB, nâng cao y đức, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Sở Y tế đã triển khai cho tất cả các cơ sở điều trị trong tỉnh thực hiện Chương trình 527/CTr-BYT ngày 18-6-2009 của Bộ Y tế về việc nâng cao chất lượng KCB vì mục tiêu đáp ứng sự hài lòng của người bệnh. Qua đó, các cơ sở điều trị đã tổ chức quán triệt thường xuyên cho nhân viên về việc không ngừng tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp, nâng cao tinh thần thái độ phục vụ người bệnh; thực hiện tốt quy tắc ứng xử, kỹ năng giao tiếp với người bệnh.

Bằng các nguồn vốn đầu tư đa dạng, mạng lưới y tế từ tỉnh đến cơ sở đã được củng cố và phát triển. Hiện nay, toàn tỉnh có 2 chi cục, 9 trung tâm và 3 bệnh viện tuyến tỉnh, 9 trung tâm y tế huyện/thị/thành phố, 18 phòng khám đa khoa khu vực, 91 trạm y tế và 2.392 cơ sở y tế ngoài công lập. Cơ sở vật chất phục vụ công tác KCB được đầu tư mới và nâng cấp theo hướng hiện đại, phục vụ tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân. Toàn ngành hiện có 7.014 nhân viên y tế. Tỷ lệnhân viên y tế/10.000 dân là34,79; tỷlệ bác sĩ/10.000 dân là 7,02 (trong đó y tế công lập là 3,24 bác sĩ/10.000 dân); tỷlệ dược sĩ đại học/10.000 dân là0,91, chưa tính dược sĩ đại học tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; có 90/91 (99%) xã/phường/thịtrấn đạt Tiêu chíquốc gia vềy tếxã; 32 xã đạt Tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

Công tác truyền thông giáo dục sức khỏe được đẩy mạnh. Hệ thống truyền thông giáo dục sức khỏe từ tỉnh đến cơ sở được củng cố và có sự phối hợp tuyên truyền, vận động thực hiện chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe. Nhận thức của người dân về bảo vệ và chăm sóc sức khỏe đã có những chuyển biến cơ bản. Việc phối hợp giữa các ban, ngành, các tổ chức xã hội, các địa phương với ngành y tế trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế được tăng cường và chủ động hơn, nhất là công tác tuyên truyền vận động nhân dân nâng cao nhận thức về chăm lo bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa dịch bệnh, triển khai các chương trình mục tiêu chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Việc kết hợp quân - dân - y được duy trì và hoạt động có hiệu quả.

Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa

Điều dễ nhận thấy nhất trong thời gian qua đó chính là hệ thống y tế tư nhân trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển nhanh, góp phần tích cực vào việc KCB cho nhân dân, giảm tải áp lực bệnh nhân cho các bệnh viện công lập, nhất là bệnh viện tuyến tỉnh.

Sở Y tế đã kêu gọi các nhà đầu tư, khuyến khích thực hiện xã hội hóa y tế để tập trung các nguồn đầu tư cho phát triển y tế; hướng dẫn, thẩm định và cấp phép các hoạt động KCB cho các cơ sở y tế ngoài công lập đầy đủ, kịp thời theo quy định của Bộ thủ tục hành chính đã được công bố. Từ đó, các đơn vị đã mạnh dạn chọn Bình Dương để đầu tư vào lĩnh vực y tế. Từ 4 bệnh viện đa khoa, 16 phòng khám đa khoa, 200 phòng khám chuyên khoa, cơ sở dịch vụ y tế và khoảng 1.000 cơ sở kinh doanh thuốc trước năm 2010; đến nay toàn tỉnh đã có 2.392 cơ sở y tế ngoài công lập với 11 bệnh viện tư nhân; 14 trạm y tế doanh nghiệp, 42 phòng khám đa khoa tư nhân; 451 phòng khám chuyên khoa và 1.714 cơ sở y tế hành nghề dược. Ngoài ra, ngành y tế hiện có 2 Đề án liên doanh, liên kết là “Đề án về máy chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương” và “Đề án về máy CT-Scanner tại Trung tâm Y tế Thuận An”.

Trong thời gian qua, trên địa bàn tỉnh đã hình thành một số cơ sở KCB ngoài công lập như: Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc, Bệnh viện Columbia, Bệnh viện Đa khoa Mỹ Phước, Bệnh viên Đa khoa Vạn Phúc… được đầu tư cơ sở vật chất, máy móc, trang thiết bị hiện đại, chất lượng phục vụ cao. Mới đây nhất, Bệnh viện Quốc tế Becamex đã chính thức đi vào hoạt động với quy mô đầu tư lớn, hiện đại, đáp ứng tốt nhu cầu KCB của người dân, góp phần giảm tải cho hệ thống y tế công lập. Bên cạnh đó, một số bệnh viện, phòng khám tư nhân được Bảo hiểm xã hội đồng ý cho tham gia khám bảo hiểm y tế nên đã đáp ứng nhu cầu KCB của người dân, đặc biệt là công nhân lao động.

Bác sĩ Từ Tấn Thứ, Trưởng phòng Nghiệp vụ y, Sở Y tế, cho biết công tác xã hội hóa đã huy động đầu tư để phát triển y tế, hệ thống y tế tỉnh đã được kiện toàn và hoạt động ngày càng hiệu quả; cơ sở hạ tầng ngành y tế được nâng cấp và xây dựng mới; trang thiết bị kỹ thuật y tế hiện đại được đầu tư và nâng cao nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Công tác xã hội hóa chăm sóc sức khỏe nhân dân đã và đang từng bước góp phần thay đổi diện mạo mới cho ngành y tế Bình Dương, giúp người dân ngày càng được thụ hưởng các dịch vụ y tế tốt hơn...

H.THỦY - H.THUẬN