Chợ đêm Đồng Xuân đi vào hoạt động từ năm 2003 với mục tiêu trở thành điểm văn hóa du lịch kết hợp mua sắm sản phẩm thủ công truyền thống và ẩm thực. Nhưng trái với kỳ vọng,ênđườnghànggiảhàngnháigiữaThủđôtỷ lệ cá cược bóng đá malaysia hiện chợ bày bán đủ loại sản phẩm từ quần áo, đồ trang sức, mỹ phẩm, túi xách, giày dép không rõ nguốc gốc xuất xứ và đang được coi là “thiên đường” mua sắm hàng nhái.
Hàng nhái lan tràn
Chợ đêm Đồng Xuân được họp vào 3 ngày cuối tuần (thứ 6, thứ 7 và chủ nhật) từ lúc 18 giờ dọc tuyến phố từ Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Đường đến chợ Đồng Xuân. Chủ trương của chợ là hàng hóa kinh doanh phải là hàng Việt Nam chất lượng cao để khuyến khích “người Việt dùng hàng Việt” và một số mặt hàng thủ công mỹ nghệ của các làng nghề truyền thống.
Thế nhưng, thay vào đó là rất nhiều mặt hàng vô thiên lủng không xuất xứ, gắn nhãn mác các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới với giá rẻ giật mình. Những mặt hàng được bán phổ biến nhất tại chợ đêm Đồng Xuân là quần áo, khăn mặt, kính mắt, đồng hồ, băng đĩa nhạc, nước hoa, túi xách... với các mẫu mã bắt mắt và giá cả rẻ, nhưng chất lượng thì không ai dám chắc.
Đồng hồ đeo tay nam hiệu Gucci được bán với giá 70.000đ, kính đeo mắt đen gắn mác Rayban bán đổ đồng 65.000đ/chiếc, áo khoác nỉ nam hiệu Nike giá 150.000đ/chiếc, 1 lọ nước hoa Chanel 50.000đ... nếu đem so với hàng thật thì rẻ hơn rất nhiều lần.
Trả lời thắc mắc của khách tại sao giá lại rẻ vậy thì được các chủ quầy hàng cho rằng hàng Trung Quốc đánh về. Nhiều người cho biết, hàng hóa bán tại đây phần lớn là có nguồn gốc Trung Quốc, từ những con giống đồ chơi đến những sản phẩm cao cấp như túi xách, quần áo.
Nhiều khách hàng dù biết là hàng kém chất lượng nhưng vẫn mua vì giá rẻ, nhiều mẫu mã hộp thời trang. Một số quầy hàng còn ghi rõ là “Túi thơm Hàn Quốc giá 25K, không mặc cả”. Cầm túi thơm trên tay chị Hương ở Cầu Đất, HN cho biết hàng của Hàn Quốc có mùi thơm dịu, không có mùi thơm hắc và gắt kiểu hóa chất và giá rất đắt không bao giờ có giá rẻ như vậy.
Mất dần bản sắc
Việc kinh doanh tại khu chợ đêm Đồng Xuân đã lai căng, mất bản sắc và đi sai ý tưởng ban đầu. Du khách đến chợ đêm rất khó khăn khi tìm kiếm những sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống. Tại khu ẩm thực trước kia bán những món ăn truyền thống của người Hà Thành như phở bò, bún thang, các loại bánh... nhưng các hàng quán này đã bị biến thành những quán chè, quán lẩu, quán bò nầm nướng... rất lộn xộn, gây mất vệ sinh và mất trật tự khu phố.
Ngoài ra, các buổi biểu diễn quan họ, hát xoan, hát xẩm tại khu vực trước cửa chợ nay cũng dần thưa vắng. Chị Thu Hằng trú tại phố Bà Triệu cho biết, mua hàng tại chợ đêm phải rất tỉnh táo vì thường bị nói thách giá rất cao và nên kiểm tra kỹ vì hàng hoá không rõ nguồn gốc, giá rẻ chất lượng rất kém, nếu không cẩn thận hàng mới mua về cũng không thể dùng được.
Trước thực trạng này, từ tháng 3.2013, QLTT HN đã xây dựng kế hoạch “truy quét” hàng giả tại 3 tuyến phố Hàng Bông, Hàng Ngang, Hàng Đào, đồng thời yêu cầu các hộ kinh doanh ký cam kết không kinh doanh hàng nhái, hàng giả. Tuy nhiên, động thái này vẫn chỉ như “đá ném ao bèo”.
Hàng nhái tại khu vực này không những bị “xoá sổ” mà còn bày bán công khai, số lượng nhiều hơn. Được biết vừa qua UBND TPHN đã xây dựng đề án mở rộng không gian đi bộ phố cổ Hà Nội và sẽ mở rộng thêm ở 6 tuyến phố gồm: Hàng Buồm – Mã Mây – Hàng Giầy – Lương Ngọc Quyến – Tạ Hiện – Đào Duy Từ (phường Hàng Buồm và Hàng Bạc.
Nhưng nếu không quản lý chặt, để các hộ tiểu thương mạnh ai nấy kinh doanh thì sẽ làm mất đi bản sắc và sự nho nhã của người Tràng An. Câu hỏi đặt ra là đến bao giờ chợ đêm Đồng Xuân mới thực sự là khu chợ giới thiệu, quảng bá về văn hoá với hàng hoá, những sản phẩm làng nghề, ẩm thực truyền thống theo đúng nghĩa của nó?
TheoLĐ