您现在的位置是:Thể thao >>正文

【1 nhà cái】Tổng cục Hải quan đứng đầu về chỉ số CCHC năm 2016 ngành Tài chính

Thể thao8人已围观

简介Đại diện Vụ Pháp chế công bố kết quả chỉ số CCHC. Đạt thang điểm 98,85/100Chiều 14/7, Bộ Tài chính ...

tong cuc hai quan dung dau ve chi so cchc nam 2016 nganh tai chinh

Đại diện Vụ Pháp chế công bố kết quả chỉ số CCHC.

Đạt thang điểm 98,ổngcụcHảiquanđứngđầuvềchỉsốCCHCnămngànhTàichí1 nhà cái85/100

Chiều 14/7, Bộ Tài chính đã tổ chức Hội nghị công bố kết quả chấm điểm chỉ số cải cách hành chính (CCHC) năm 2016. Đây là bước thứ 4 trong việc đánh giá kết quả CCHC các đơn vị để đảm bảo chính xác và khách quan.

Ông Ngô Hữu Lợi, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Tài chính) cho biết, qua kết quả đánh giá cho thấy, điểm số giữa các đơn vị trong nhóm đứng đầu của các khối tương đối đồng đều, chênh lệch không nhiều (chỉ từ 0,1 đến 0,5 điểm), phần lớn các đơn vị đều đạt trên 90% điểm so với điểm tối đa.

Điều này cho thấy, kết quả CCHC của các đơn vị là khá cao và toàn diện, kết quả này cũng thể hiện sự quan tâm của đơn vị trong việc chủ động, tích cực triển khai các nhiệm vụ CCHC với các chương trình, kế hoạch cụ thể và đạt kết quả thiết thực.

Cụ thể, trong khối đơn vị tổng cục, Tổng cục Hải quan có chỉ số CCHC cao nhất với số điểm 98,85, tiếp đến là Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (98,25), Tổng cục Thuế (97,75), Kho bạc Nhà nước (97,35), Tổng cục dự trữ Nhà nước (96,1) trên tổng điểm tối đa là 100.

Về cơ bản, sự chênh lệch giữa số điểm tự chấm của mỗi đơn vị và điểm thẩm định chuyên môn không nhiều và sự chênh lệch giữa các đơn vị tổng cục cũng không nhiều.

Trong khối đơn vị cục với thang điểm tối đa là 80, Cục Quản lý công sản xếp vị trí đầu tiên với số điểm 79,5, Cục Tài chính doanh nghiệp (79), Cục Kế hoạch- Tài chính (78,5), Cục Quản lý giá (78), Cục Tin học và Thống kê tài chính (78), Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (77) và Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (75).

Trong khối vụ, Vụ Pháp chế đứng đầu trong bảng xếp hạng với số điểm 69,5 trên thang điểm 70. Một số vụ còn lại có số điểm cũng tương đối sát nhau từ 65,25 - 69,25.

Theo ông Lợi, việc triển khai thực hiện xác định chỉ số góp phần giúp Bộ Tài chính tiếp tục giữ vững vị trí xếp hạng thứ 2/19 Bộ, cơ quan ngang Bộ trong 3 năm liền (2014, 2015, 2016).

Đây là cơ sở quan trọng khẳng định hơn nữa mục tiêu, ý nghĩa của chỉ số CCHC, trong đó có việc giúp Bộ nói chung và các đơn vị thuộc Bộ nói riêng đạt được những kết quả CCHC, đổi mới và từng bước hoàn thiện chính sách, thể chế góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý.

Nghiên cứu sửa đổi tiêu chí

Bên cạnh những kết quả đạt được, chỉ số đánh giá, theo dõi kết quả CCHC của Bộ Tài chính theo vị đại diện Vụ Pháp chế cũng bộc lộ một số tồn tại, hạn chế.

Ví dụ như, một số tiêu chí, tiêu chí thành phần chưa rõ ràng, khó lượng hóa để đánh giá chấm điểm. Một số tiêu chí, tiêu chí thành phần và thang điểm đánh giá, sau một thời gian áp dụng không còn phù hợp do các tiêu chí, nhiệm vụ CCHC đã đạt được theo lộ trình đề ra, hoặc có sự điều chỉnh về chỉ tiêu, nhiệm vụ CCHC tại các quy định mới ban hành.

Ngoài ra, chỉ số CCHC còn thiếu tiêu chí nhằm khuyến khích, động viên những đơn vị có sáng kiến hoặc tích cực, chủ động trong triển khai nhiệm vụ CCHC, đồng thời cũng chưa có tiêu chí để trừ điểm đối với những đơn vị thực hiện chưa nghiêm túc.

Nhìn nhận nhiệm vụ 6 tháng cuối năm và các năm sau còn nhiều và nặng nề, trong khi quá trình cải cách càng về sau càng khó khăn nên ông Lợi cho rằng, cần tập trung triển khai một số giải pháp trọng tâm để tiếp tục CCHC, cải thiện môi trường kinh doanh có hiệu quả.

Các đơn vị tiếp tục triển khai đồng bộ các nội dung CCHC Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011-2020, đồng thời, quán triệt thực hiện nghiêm các kết luận, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh CCHC, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ CCHC, tiếp tục cụ thể hóa các chương trình, nhiệm vụ CCHC thành các nhiệm vụ thường xuyên của các đơn vị thuộc Bộ.

Triển khai đồng bộ, toàn diện các nội dung của CCHC, trong đó đặc biệt là cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính (TTHC) và hiện đại hóa quản lý là nhiệm vụ cần được tập trung hơn cả.

Bên cạnh đó, để tiếp tục lan toả và có những tác động hiệu quả trực tiếp tới người dân, doanh nghiệp, cần chú trọng đẩy mạnh hơn nữa hiện đại hoá, đồng thời tăng cường công tác hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, phát huy vai trò cầu nối giữa cơ quan quản lý và người dân, doanh nghiệp của các tổ chức tư vấn, đại lý, dịch vụ tư vấn, hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy và khuyến khích phát triển dịch vụ này.

Cùng với các giải pháp về CCHC thì việc đánh giá chấm điểm CCHC của các đơn vị thuộc Bộ cũng cần tiếp tục được triển khai có hiệu quả, qua đó sẽ giúp tạo hiệu ứng nâng cao chất lượng công tác CCHC tại các đơn vị; đồng thời để tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện đánh giá chấm điểm CCHC đối với các đơn vị thuộc Bộ.

Để tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện đánh giá chấm điểm CCHC đối với các đơn vị thuộc Bộ trên cơ sở kết quả công bố đánh giá chấm điểm CCHC năm 2016, các đơn vị rà soát các tồn tại, hạn chế để ban hành các chương trình, kế hoạch, tổ chức thực hiện tại đơn vị, qua đó cải thiện vị trí xếp hạng các năm tiếp theo; nghiên cứu sửa đổi các tiêu chí, tiêu chí thành phần trong Bộ chỉ số CCHC của Bộ Tài chính để phù hợp với Bộ chỉ số CCHC của các Bộ, cơ quan ngang Bộ...

Tags:

相关文章