【kết quả nagoya grampus】Thi đua hiệu quả là động lực, đòn bẩy đổi mới và phát triển của ngành Tài chính

时间:2025-01-11 16:52:55 来源:88Point

Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan trao tặng Cờ Thi đua của Chính phủ cho Bộ Tài chính

Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan trao tặng Cờ Thi đua của Chính phủ cho Bộ Tài chính và các đơn vị thuộc bộ tại Đại hội Thi đua yêu nước ngành Tài chính lần thứ IV (tháng 8/2015).

Thấm nhuần lời Kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 11/6/1948,đuahiệuquảlàđộnglựcđònbẩyđổimớivàpháttriểncủangànhTàichíkết quả nagoya grampus trong suốt những năm qua, ngành Tài chính luôn xác định công tác thi đua, khen thưởng là nhân tố quan trọng, là động lực to lớn để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động toàn Ngành nỗ lực phấn đấu, sáng tạo, hoàn thành xuất sắc, toàn diện nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.

Động lực quan trọng để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ

Giai đoạn 2016 - 2020, bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và trong nước có những diễn biến thuận lợi và những khó khăn, thách thức đan xen, đặc biệt là ảnh hưởng của dịch Covid - 19 gần đây đã tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong bối cảnh đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo chặt chẽ, sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, ngành Tài chính đã chủ động đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, bám sát các chỉ tiêu, nhiệm vụ chính trị của Ngành và phù hợp với đặc điểm, tình hình thực tế của các cơ quan, đơn vị trong ngành.

Thông qua các phong trào thi đua yêu nước trong toàn Ngành đã xuất hiện nhiều những tấm gương điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt; có nhiều sáng kiến, cải tiến, giải pháp ứng dụng hiệu quả trong các lĩnh vực khác nhau.

Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng công tác khen thưởng

Để kịp thời ghi nhận, động viên những tập thể, cá nhân có nhiều thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua, ngành Tài chính đã không ngừng đổi mới nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác khen thưởng.

Quán triệt và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị về "Tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng", hệ thống các văn bản quy định, hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng của ngành Tài chính ngày càng được hoàn thiện giúp cho công tác thi đua, khen thưởng của ngành được thực hiện hiệu quả, kịp thời, đúng đối tượng. Trong xét khen thưởng đã lấy kết quả thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và kết quả tham gia phong trào thi đua làm căn cứ xem xét. Chất lượng khen thưởng đã có nhiều chuyển biến tích cực, đã quan tâm khen thưởng các tập thể nhỏ, những người lao động trực tiếp.

Tiếp tục thi đua xây dựng nền tài chính quốc gia hiệu quả, bền vững

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong giai đoạn vừa qua (2016 - 2020) công tác thi đua, khen thưởng của ngành Tài chính vẫn còn một số hạn chế nhất định như: các phong trào thi đua còn chưa đồng đều; tại một số đơn vị chưa xây dựng được kế hoạch cụ thể để lựa chọn, tuyên truyền và nhân rộng các điển hình tiên tiến; công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ về công tác thi đua, khen thưởng chưa được quan tâm đúng mức...

Trong giai đoạn 2021 - 2025, tình hình kinh tế, chính trị, an ninh thế giới dự báo tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, trong khi đó nền kinh tế trong nước vẫn còn nhiều khó khăn, tiềm ẩn những rủi ro, đặt ra nhiều thách thức cho quá trình phát triển bền vững; nhiệm vụ đặt ra đối với ngành Tài chính là rất nặng nề. Do đó, công tác thi đua, khen thưởng của ngành Tài chính cần phải tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra.

Ngành Tài chính triển khai hiệu quả các phong trào thi đua

Bên cạnh phong trào thi đua thường xuyên, ngành Tài chính đã triển khai hiệu quả các phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ và các đoàn thể, chính trị - xã hội phát động. Đó là các phong trào: "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới", "Cả nước chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau", phong trào "Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển" và phong trào "Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở"; gắn với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”,“Thực hành tiết kiệm chống tham nhũng, lãng phí”,“Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”...

Với khẩu hiệu hành động “Đoàn kết, sáng tạo, kỷ cương, đẩy mạnh phong trào thi đua, phấn đấu hoàn thành toàn diện nhiệm vụ chính trị xây dựng nền tài chính quốc gia hiệu quả, phát triển bền vững”, công tác thi đua, khen thưởng của ngành Tài chính trong giai đoạn tới cần hướng đến thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, đó là: tập trung hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách về tài chính - ngân sách nhà nước; tiếp tục thực hiện cơ cấu lại ngân sách nhà nước; rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giảm biên chế; đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, tập trung đổi mới khu vực sự nghiệp công. Đồng thời, quản lý có hiệu quả các nguồn lực tài chính quốc gia; đảm bảo an ninh, an toàn tài chính quốc gia; đảm bảo an sinh xã hội và đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế; tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Để thực hiện thắng lợi mục tiêu trên, công tác thi đua, khen thưởng của ngành Tài chính trong thời gian tới cần triển khai thực hiện tốt 6 nhiệm vụ trọng tâm sau đây:

Một là, tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền, lãnh đạo cơ quan, đơn vị đối với các phong trào thi đua yêu nước. Phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, cán bộ lãnh đạo trong tham gia các phong trào thi đua.

Hai là, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, tổ chức các phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả; gắn các mục tiêu, chỉ tiêu thi đua với các nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ chuyên môn của từng cơ quan, đơn vị. Gắn các phong trào thi đua thường xuyên với các phong trào thi đua chuyên đề, đột xuất.

Ba là, nâng cao chất lượng công tác khen thưởng, đảm bảo khen thưởng đúng đối tượng, đúng quy định, động viên khen thưởng kịp thời các tập thể nhỏ, người lao động trực tiếp; các tập thể, cá nhân có thành tích đột xuất, chuyên đề.

Bốn là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống các chính sách quy định, hướng dẫn về công tác thi đua, khen thưởng, trong đó hệ thống các chính sách cần quan tâm đến các đối tượng khen thưởng là các tập thể nhỏ, người lao động trực tiếp.

Năm là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng điển hình tiên tiến. Kịp thời phát hiện các nhân tố mới, mô hình mới, những tập thể, cá nhân có thành tích trong các phong trào thi đua...

Sáu là, tiếp tục kiện toàn, hoàn thiện tổ chức bộ máy làm công tác thi đua, khen thưởng, nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thi đua, khen thưởng.

Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Người người thi đua, ngành ngành thi đua" và "....càng khó khăn càng phải thi đua", toàn thể cán bộ, công chức ngành Tài chính tiếp tục phát huy truyền thống thi đua yêu nước, đoàn kết, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn thách thức, phấn đấu hoàn thành xuất sắc và toàn diện nhiệm vụ tài chính - ngân sách năm 2020 và cả giai đoạn 2021 - 2025. TS.

Đoàn kết, sáng tạo, kỷ cương đẩy mạnh các phong trào thi đua của ngành Tài chính

Với khẩu hiệu hành động “Đoàn kết, sáng tạo, kỷ cương, đẩy mạnh phong trào thi đua, phấn đấu hoàn thành toàn diện nhiệm vụ chính trị xây dựng nền tài chính quốc gia hiệu quả, phát triển bền vững”, công tác thi đua, khen thưởng của ngành Tài chính trong giai đoạn tới cần hướng đến thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, đó là: tập trung hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách về tài chính - ngân sách nhà nước; tiếp tục thực hiện cơ cấu lại ngân sách nhà nước; rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giảm biên chế; đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, tập trung đổi mới khu vực sự nghiệp công. Đồng thời, quản lý có hiệu quả các nguồn lực tài chính quốc gia; đảm bảo an ninh, an toàn tài chính quốc gia.

Bùi Tuấn Minh Q. Vụ trưởng Vụ Thi đua - Khen thưởng, Bộ Tài chính

推荐内容