Học sinh TP. Huế tự tin giao tiếp với du khách nước ngoài Đồng bộ hạ tầng,áodụctheohướngđồngbộchuẩnhósoi keo mu vs mc chuẩn hóa giáo viên Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 10 của Tỉnh ủy về xây dựng Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm GD&ĐT đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao của cả nước giai đoạn 2012-2015 và tầm nhìn đến năm 2020, ngành GD&ĐT của tỉnh nói chung và TP. Huế nói riêng đã có những bước phát triển vượt bậc. Đến nay, quy mô mạng lưới trường lớp được đầu tư từng bước hoàn chỉnh; đội ngũ giáo viên ngày càng được chuẩn hóa; chất lượng tay nghề, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp được nâng cao; cơ sở vật chất (CSVC), trang, thiết bị dạy học được quan tâm đầu tư theo hướng hiện đại. Tuy nhiên, để thực hiện mục tiêu trên, ngành GD&ĐT thành phố phải thực sự đổi mới, phát triển xứng tầm để đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thành phố, đây chính là mục tiêu để thành phố xây dựng “Đề án phát triển GD&ĐT thành phố giai đoạn 2022-2030 và tầm nhìn 2045”. Theo Chủ tịch UBND TP. Huế Võ Lê Nhật, để thực hiện đề án này, thành phố tổ chức nghiên cứu, xây dựng kế hoạch từ cuối năm 2021 và tổ chức 2 hội thảo để lấy ý kiến và hoàn thiện đề cương, định hướng quan trọng cho thành phố trong việc hình thành các nội dung cốt lõi, chiến lược phát triển GD&ĐT thành phố; trong đó xác định rõ mục tiêu chung “Xây dựng hệ thống GD&ĐT TP. Huế đảm bảo phát triển đồng bộ, chuẩn hóa; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên, nhân viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; giáo dục học sinh phát triển toàn diện, có phẩm chất đạo đức tốt, biết giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc - văn hóa Huế, có bản lĩnh để hội nhập quốc tế”. Để đầu tư CSVC, trang, thiết bị học tập theo hướng hiện đại, hướng đến chuyển đổi số và tiếp cận phương pháp giảng dạy hiện đại, trong 2 năm 2021- 2022 TP. Huế đã đầu tư hơn 140 tỷ đồng xây mới các phòng học, nhà đa năng, bổ sung trang, thiết bị dạy học và đầu tư mua sắm bàn ghế học sinh cho các trường học trên địa bàn. Hiện, Phòng GD&ĐT TP. Huế tiếp tục đề xuất chủ trương đầu tư cơ sở hạ tầng một số trường học xuống cấp, các trường nằm trên địa bàn 13 xã, phường mới sáp nhập vào thành phố từ 1/7/2021 để thực hiện chương trình xây dựng nhà vệ sinh trường theo tiêu chuẩn tại Quyết định số 1350 của UBND tỉnh, với tổng kinh phí hơn 11 tỷ đồng. Trưởng phòng GD&ĐT TP. Huế, ông Nguyễn Thuận cho rằng, cùng với CSVC trường lớp, TP. Huế triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Trong đó, đội ngũ CBQL, giáo viên và nhân viên các trường học được củng cố, kiện toàn, cơ bản đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu giáo viên bộ môn; chất lượng và trình độ chuẩn của đội ngũ giáo viên ngày càng được nâng cao, đáp ứng được yêu cầu đổi mới công tác quản lý, đổi mới giáo dục. Hiện, toàn ngành có 5.233 cán bộ, giáo viên và 117 nhân viên bảo vệ hợp đồng, việc sắp xếp, bố trí, sử dụng đội ngũ khá hợp lý, phù hợp với vị trí việc làm. Trong đó, vừa thực hiện công tác rà soát, sắp xếp, điều chuyển 27 giáo viên, nhân viên từ trường thừa sang trường thiếu và xét thuyên chuyển 35 giáo viên theo nguyện vọng; tham mưu thành phố bổ nhiệm mới 7 CBQL, bổ nhiệm lại 46 người. Đồng thời, quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên, nâng tỷ lệ giáo viên đạt trình độ chuẩn mầm non lên 97,9%, tiểu học 89,1% và THCS 95%. TP. Huế hướng đến giáo dục học sinh phát triển toàn diện, phát triển kỹ năng, giao tiếp Nhiều giải pháp Để triển khai đề án, thời gian qua lãnh đạo TP. Huế đã đi khảo sát tại các cơ sở trường học, đặc biệt là các trường thuộc 13 xã, phường mới sáp nhập vào thành phố về đầu tư CSVC, quy hoạch mạng lưới giáo dục, đội ngũ giáo viên… Qua đó, đã tổ chức lấy ý kiến các đơn vị tư vấn, chuyên gia, giáo viên… để đưa ra những giải pháp phù hợp. Theo lãnh đạo UBND TP. Huế, với mục tiêu đưa lĩnh vực GD&ĐT phát triển hơn nữa, thời gian tới TP. Huế tiếp tục hoàn thiện hệ thống mạng lưới GD&ĐT phát triển hoàn chỉnh, đồng đều trên địa bàn; đặc biệt giai đoạn 2022- 2025 phải đầu tư cho nhóm các cơ sở đang thiếu các điều kiện; các phường, xã mới sáp nhập để hoàn thiện vào năm 2025; xây dựng đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giỏi, tâm huyết với nghề, trách nhiệm trong công tác, có tinh thần cống hiến và tự học, tự rèn phù hợp với yêu cầu hiện nay, đồng thời tiếp cận được các mô hình giáo dục tiên tiến và nghiên cứu, điều chỉnh phù hợp với giáo dục trên địa bàn. Một trong những yêu cầu quan trọng nữa đó là đào tạo các thế hệ học sinh phát triển toàn diện, đạo đức tốt, biết giữ gìn văn hóa Huế và bản sắc con người Huế; chú trọng phát triển các khả năng hội nhập như kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, giao tiếp…; hướng đến xây dựng thế hệ trẻ có tư tưởng, đạo đức, lối sống và năng lực hội nhập toàn cầu cả về thể lực và trí lực. Để thực hiện được mục tiêu trên, thành phố tiếp tục đầu tư CSVC, trang, thiết bị học tập theo hướng hiện đại, hướng đến chuyển đổi số và tiếp cận phương pháp giảng dạy hiện đại. Bài, ảnh: Khánh Thư |