【kèo 1/4 là bao nhiêu】Thỏa thuận ngừng bắn ở Ukraine liệu có được thực thi?

thoa thuan ngung ban o ukraine lieu co duoc thuc thi

Chiến trường Đông Ukraine (ảnh: kyivpost)

Hôm nay (15-2), thỏa thuận ngừng bắn (đạt được hôm 12/2 vừa qua) giữa các lực lượng chính phủ Ukraine và phe đối lập bắt đầu có hiệu lực. Đây là bước đi đầu tiên trong kế hoạch hòa bình mong manh nhằm chấm dứt 10 tháng xung đột ở miền Đông Ukraine.

Tại thành phố Donestk, miền Đông Ukraine, tiếng súng đã ngưng vào đêm qua. Trước đó, Tổng thống Poroshenko ra lệnh cho các lực lượng chính phủ ngừng bắn theo thỏa thuận hòa bình vừa đạt được.

Tổng thống Poroshenko nói: “Tôi, Tổng thống Ukraine, yêu cầu các lực lượng vũ trang của Ukraine, những người bảo vệ an ninh quốc gia, Bộ Nội vụ, lực lượng biên phòng và lực lượng an ninh của Ukraine ngừng bắn vào lúc 0h ngày 15-2.”

Tổng thống Poroshenko bày tỏ hy vọng, thỏa thuận ngừng bắn này sẽ được các bên thực hiện nghiêm túc, không để lãng phí cơ hội cuối cùng cho quá trình hòa bình lâu dài ở Ukraine.

Về phía lực lượng đối lập, các hoạt động thực thi lệnh ngừng bắn cũng đã được tiến hành. Tuy nhiên, lực lượng đối lập cũng lên tiếng cảnh báo, nếu quân chính phủ không thực hiện nghiêm túc thỏa thuận, họ cũng sẽ đáp trả bằng quyền tự vệ chính đáng.

Thỏa thuận hòa bình lần này được coi là "công cụ" tốt nhất để chấm dứt tình trạng bạo lực đã làm ít nhất 5.480 người thiệt mạng kể từ tháng 4-2014, song thái độ hoài nghi vẫn còn ở mức cao sau sự đổ vỡ của một thỏa thuận tương tự trước đó.

Hôm qua, Tổng thống Mỹ Obama đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Poroshenko và Thủ tướng Đức Merkel, trong đó bày tỏ lo ngại về tình trạng bạo lực ở Ukraine và nhấn mạnh cần phải thực thi thỏa thuận ngừng bắn này. Trước đó, Ngoại trưởng Đức Steinmeier đã cảnh báo về những hậu quả thảm khốc đối với châu Âu nếu thỏa thuận ngừng bắn trên thất bại.

Phát biểu tại thủ đô Lima trong chuyến công du Nam Mỹ, Ngoại trưởng Steinmeier cho rằng sẽ có "thiệt hại rất lớn" đối với châu Âu nếu các bên tham chiến vi phạm thỏa thuận ngừng bắn này: “Từ Peru, tôi kêu gọi các bên liên quan trong giao tranh, chính phủ Ukraine, Nga và các phe đối lập hãy nỗ lực để thực thi nghiêm túc thỏa thuận ngừng bắn và để đảm bảo rằng, cuộc giao tranh này sẽ không leo thang. Chúng ta nên biết rằng, nếu chúng ta không có những nỗ lực ngay bây giờ, người dân trong khu vực và tất cả người dân ở đông Ukraine sẽ phải trả giá đắt.”

Cũng trong tối qua, Thủ tướng Đức Merkel đã điện đàm với Tổng thống Nga Putin để thảo luận về lệnh ngừng bắn tại Ukraine vừa đạt được ở Minsk. Trong cuộc điện đàm, hai nhà lãnh đạo nhất trí rằng tất cả các bên cần tuân thủ đầy đủ lệnh ngừng bắn bắt đầu có hiệu lực từ 0h ngày 15-2, đặc biệt cả ở thành phố Debaltseve, nơi tình hình đang rất căng thẳng. Tổng thống Putin cũng nhấn mạnh tới những cam kết của các thủ lĩnh lực lượng đòi độc lập trong thoả thuận đạt được ở Minsk.

Nếu lệnh ngừng bắn được thực hiện theo đúng kế hoạch thì một vùng đệm giữa hai bên xung đột ở miền Đông Ukraine sẽ được lập ra vào ngày mai (16-2). Cả hai bên sẽ phải rút vũ khí hạng nặng khỏi khu vực giới tuyến, tạo nên một khu vực an toàn rộng lớn. Việc rút vũ khí phải được hoàn tất trong vòng 2 tuần.

Theo các nhà phân tích, các vụ giao tranh xảy ra ngay trước thời điểm ngừng bắn và việc các bên đổ lỗi cho nhau trong các vụ vi phạm thỏa thuận ngừng bắn trước đây, đang làm dấy lên nghi ngờ về việc khả năng thỏa thuận lần này có được tôn trọng hay không. Mặc dù vậy, dư luận vẫn đang trông chờ thiện chí của các bên liên quan với hy vọng Ukraine sẽ sớm có hòa bình./.

World Cup
上一篇:Lũ quét, sạt lở đất: Làm gì để phòng tránh?
下一篇:Tài xế xe buýt tạt đầu, chèn người đi đường bị đình chỉ công việc