【lịch sử đối đầu arsenal】Đào tạo cho cán bộ nông nghiệp và nông dân để đẩy nhanh chuyển đổi số nông nghiệp

时间:2025-01-12 00:01:51 来源:88Point
Doanh nghiệp nông sản,Đàotạochocánbộnôngnghiệpvànôngdânđểđẩynhanhchuyểnđổisốnôngnghiệlịch sử đối đầu arsenal thực phẩm cần làm gì để vượt qua rào cản kỹ thuật của EU?
“Bắt tay” doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu, nông dân tăng chuyên nghiệp
Sử dụng drone trong canh tác lúa tại Công ty VFC. Ảnh: TL
Sử dụng drone trong canh tác lúa tại Công ty VFC. Ảnh: TL

Diễn đàn được tổ chức nhằm thúc đẩy ứng dụng công nghệ số, công nghệ cao trong cộng đồng doanh nghiệp, HTX và nông dân; đồng thời, hỗ trợ xử lý các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, HTX và nông dân trong việc tiếp cận, ứng dụng công nghệ số, công nghệ cao trong sản xuất, kinh doanh.

Phát biểu tại diễn đàn, ông Nguyễn Đức Tùng, Tổng thư ký Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam (VIDA) chia sẻ, Đề án chuyển đổi số trong nông nghiệp và ứng dụng công nghệ số tại Việt Nam đang được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn triển khai đã đề ra được mục tiêu, lộ trình và hướng đi của nông nghiệp Việt Nam trở thành nền kinh tế thực thụ.

Tuy đã có lộ trình và hướng đi cụ thể, nhưng cộng đồng doanh nghiệp, HTX và nông dân ứng dụng công nghệ số, công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp vẫn gặp phải nhiều khó khăn, vướng mắc trong chính các thành phần của lộ trình. Cụ thể là chính sách chưa được đồng bộ; hạ tầng công nghệ chưa theo kịp với nhu cầu; doanh nghiệp và nông dân chưa được đào tạo, định hướng về việc đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn của thị trường xuất, nhập khẩu;…

Bà Nguyễn Thị Thành Thực, Chủ tịch Công ty CP Đầu tư Bagico cũng nêu lên rằng, tại nhiều địa phương, cơ quan quản lý Nhà nước chưa hiểu rõ được tầm quan trọng của việc cung cấp thông tin của người bán trên nền tảng số để minh bạch hóa trao đổi thương mại. Bên cạnh đó, trong việc quản lý Nhà nước, vẫn chưa có ngay biện pháp, công cụ để đưa ứng dụng chuyển đổi số đối với mã vùng trồng, mã xưởng xuất khẩu đối với các mặt hàng xuất khẩu đi Trung Quốc mà gần đây nhất là sầu riêng xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc.

Bà Thực đề xuất tăng cường đào tạo cán bộ cấp thôn, xã đặc biệt đối với các cộng tác viên nông nghiệp, nhân viên khuyến nông vì đây là cánh tay nối dài để đưa ứng dụng chuyển đổi số vào thực tiễn. Bên cạnh đó, cần nâng cao năng lực cơ quan quan lý nhà nước, tạo cơ chế chính sách để cán bộ cơ quan quản lý nhà nước ứng dụng mà không sợ vi phạm.

Là một trong những địa phương đã đạt được nhiều kết quả trong chuyển đổi số nông nghiệp, ông Lê Quốc Điền, đại diện Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp cho biết, địa phương đã ứng dụng công nghệ số hóa với 3 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là xây dựng cơ sở dữ liệu trong truy xuất nguồn gốc, mã số vùng trồng; giai đoạn 2, tỉnh Đồng Tháp xây dựng các cơ sở dữ liệu để thông qua đó có thể biết được năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi và có thể ứng phó biến đổi khí hậu.

Trong giai đoạn 3, tỉnh Đồng Tháp kết hợp công nghệ GIS cùng với công nghệ trí tuệ nhân tạo AI, dự báo sản lượng, thị trường, xúc tiến thương mại. Đồng bộ dữ liệu từ Trung ương đến địa phương để đồng bộ nền tảng nông nghiệp số Quốc gia.

TS. Từ Minh Thiện, Hiệu trưởng trường Đại học Văn Hiến - TPHCM (nguyên Phó ban quản lý Nông nghiệp công nghệ cao TPHCM) đánh giá, dư địa ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp của Việt Nam đang rất lớn, song mới chỉ triển khai được 3/10 ứng dụng chính về tiếp cận thị trường và chuỗi giá trị; ứng dụng để tăng năng suất cây trồng vật nuôi; cải thiện tính an toàn sản phẩm và truy xuất nguồn gốc nông sản. Các ứng dụng nhằm quản lý chuỗi cung ứng; tiếp cận dịch vụ tài chính; quản lý rủi ro; quản lý đất đai; cải thiện hệ thống sáng kiến hay hỗ trợ các nông hộ quy mô nhỏ… gần như chưa triển khai được.
推荐内容