【nhận định adelaide united】Những người "đưa đò" đặc biệt

 人参与 | 时间:2025-01-27 03:15:43

Báo Cà Mau(CMO) Công việc giảng dạy tương đối vất vả, thường xuyên có nhiều áp lực do tính chất đặc thù, mức lương hằng tháng thấp, chỉ dao động từ 2-3 triệu đồng/tháng... nhưng điều đó không làm mất đi nhiệt huyết của những người đưa đò, những thầy cô tại Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật - mồ côi Nhân Ái tỉnh Cà Mau (trung tâm).

Được thành lập từ năm 2009, đến nay, trung tâm có 7 lớp học với 65 học sinh là trẻ câm điếc bẩm sinh. Độ tuổi phổ biến khi vào trung tâm thường là 7-9 tuổi nên lưỡi đã phát triển và cứng, việc chỉnh âm hay dạy phát âm của giáo viên gặp rất nhiều khó khăn. Nhận thức và tiếp thu của các em khá chậm nên để hoàn thành chương trình tiểu học, phần lớn học sinh tại trung tâm phải mất khoảng 10 năm (do có những lớp phải chia chương trình đến 2 năm để việc dạy và học hiệu quả).

Lớp dạy kỹ năng sống cho trẻ tại trung tâm.

Gian nan gieo... chữ

Bên cạnh sự chênh lệch về tuổi tác gây khó khăn trong việc sắp xếp lớp học, mặt khác, độ khiếm thính của các em thường không giống nhau. Có em bị điếc sâu (máy trợ thính không thể hỗ trợ được), có em gia đình khó khăn không mua được máy trợ thính thì việc học của các em chủ yếu là học "chay" (bằng cách nhìn khẩu hình miệng và ngôn ngữ ký hiệu của giáo viên).

Theo cô Phạm Thị Dung, phần lớn giáo viên ở trung tâm đều tốt nghiệp những chuyên ngành khác nhau, thường không được đào tạo chuyên môn chương trình giáo dục chuyên biệt dành cho đối tượng khiếm thính nên các cô phải cố gắng rất nhiều trong việc học hỏi, tìm tòi về ngôn ngữ ký hiệu để từng bước dạy cho học sinh theo các cấp độ.

Việc hướng nghiệp thường được bắt đầu cho học sinh lớp 3, nhằm giúp các em sớm xác định và chọn con đường phù hợp với mình. Thông thường đối với các em nữ sẽ được các cô, các sơ cho học đan móc len, may dân dụng, các em nam được giới thiệu học nghề hớt tóc.

Đối với những em có khiếu nghệ thuật và hoa tay sẽ được giới thiệu đến các cơ sở điêu khắc ở TP Hồ Chí Minh để học nghề. Khi tay nghề đã thành thạo sẽ được trung tâm dạy nghề giữ lại hoặc bố trí việc làm tại các cơ sở có việc làm ổn định.

Cô Vũ Thị Tươi, phụ trách chuyên môn tại trung tâm, cho biết: "Thông thường khi học xong chương trình tiểu học, các em đã lớn nên khó dung nạp kiến thức ở những bậc tiếp theo, chính vì thế, hướng cho các em một nghề là điều được quan tâm hơn hết".

Các em học nội trú ngày 2 buổi, giáo viên đứng lớp theo sát các em qua các năm học nên nắm rõ từng ưu, khuyết điểm của mỗi em, từ đó kịp thời điều chỉnh hoặc phát triển thêm. Do đa phần các em vào trung tâm đang ở độ tuổi vị thành niên nên những kiến thức giáo dục sức khoẻ giới tính, rèn luyện đạo đức, nhân cách... thường xuyên được lồng ghép qua các buổi sinh hoạt ngoại khoá nhằm giúp các em ngày một trưởng thành.

Bao la tấm lòng

Hầu hết giáo viên ở đây đều đặt chữ tâm trên hết khi nói về nghề giáo của mình. Bởi theo các cô, đó là một trong những yếu tố quan trọng để gắn bó với nghề và hoàn thành nhiệm vụ dạy dỗ các em nên người. Các giáo viên đang giảng dạy tại trung tâm có những hoàn cảnh khác nhau, song, điểm chung của họ là sự đồng cảm và tình thương đối với những học trò đặc biệt của mình.

Năm 2009, cô Phan Thị Tú Trinh về trung tâm. Bản thân là người khuyết tật nên hơn ai hết cô Trinh dễ tìm được sự đồng cảm đối với những người khiếm khuyết.

"Thèm nghe được tiếng gọi cô, ngày 8/3 hay 20/11, nghe những câu chúc đơn giản như Chúc cô vui vẻ, tuy không rõ tiếng nhưng đầy sự cố gắng của học trò, lòng cảm thấy xúc động vô cùng, rất vui vì sự cố gắng của các em", cô Trinh bộc bạch.

Sau nhiều năm giảng dạy, mức lương hiện tại của cô Trinh chỉ gần 3 triệu đồng/tháng. Gia đình khó khăn, con nhỏ và chồng cũng đi làm công hằng ngày nên áp lực cuộc sống luôn đè nặng đôi vai. Song, không vì thế mà cô Trinh có ý nghĩ chán nản hay bỏ nghề, vì đối với cô đó là lòng sẻ chia, đồng cảm.

Mặc dù tốt nghiệp đại học ngành kế toán, song, cô Lê Thị Cam không theo nghề mình định hướng từ trước mà rẽ sang con đường giảng dạy.

Cô Lê Thị Cam hướng dẫn các em vẽ trong giờ học Mỹ thuật.

Khi được hỏi cảm xúc của các cô như thế nào khi tiếng nói tri ân thường không được nghe từ chính miệng những học trò của mình, cả cô Cam, cô Trinh và hầu hết giáo viên ở đây đều cho rằng, cảm giác cũng giống những thầy cô đang làm công việc giảng dạy tại các cơ sở giáo dục khác, thiêng liêng và yêu nghề, yêu học trò của mình hơn.

"Các em khiếm khuyết nhưng những cảm xúc vui buồn và suy nghĩ không khác bạn bè cùng trang lứa bên ngoài. Những cảm xúc được bộc lộ tự nhiên không giấu giếm, rất hồn nhiên và đáng yêu", cô Cam xúc động.

 Hằng năm, mỗi khi gần đến ngày Nhà giáo Việt Nam, các em thường vẽ thiệp tặng và tỏ lòng tri ân đối với các cô giáo đã dạy dỗ. Những tấm thiệp nguệch ngoạc kèm những câu chúc giản đơn không trọn vẹn nhưng các cô rất vui vì tình cảm các em dành cho mình.

Điều các cô tại trung tâm vui nhất là được chứng kiến sự trưởng thành của những lứa học trò. Nhiều em khi hoàn thành xong chương trình tiểu học, được tạo điều kiện học nghề, có công việc ổn định, có em vào ngày khai giảng, 20/11... về thăm lại "Mái ấm Nhân Ái" không quên mang theo những tác phẩm do chính tay mình sáng tạo để tặng trường. Những món quà tri ân làm ấm lòng người đưa đò nơi đây./.

Hoàng Phúc 

顶: 426踩: 49