Khả năng tự mọc tóc lại một cách tự nhiên có thể gặp trong một số trường hợp,ộtsốbiệnphaacutepđiềutrịrụtỷ số 2 in tuy nhiên rất dễ nhầm lẫn với hiệu quả ích lợi của điều trị. Những vị trí khác nhau của da đầu có thể đáp ứng với các phương pháp điều trị khác nhau.
* Vài phương pháp điều trị cơ bản chứng rụng tóc từng vùng như sau:
1. Tiêm corticosteroid trong vùng da rụng tóc. Tóc có thể mọc sau 4 - 6 tuần nếu đáp ứng tốt.
2. Uống thuốc corticosteroid.
3. Thuốc ức chế miễn dịch dạng bôi da như dinitrochlorobenzene (DNCB), squaric acid dibutylester (SADBE) cho thấy kích thích mọc tóc 50 - 90% trường hợp trị liệu với phương pháp này.
4. Thuốc bôi da anthralin cũng có thể gây mọc tóc trở lại ở một số bệnh nhân và thường ở trẻ em khi bị chứng rụng tóc từng vùng hạn chế.
5. Trị liệu kéo dài bằng phương pháp chiếu tia PUVA có thể gây mọc tóc da đầu và các vùng khác khoảng 70% các trường hợp.
* Rụng tóc do nhiễm trùng da đầu, nấm... nên điều trị bằng kháng sinh, dùng dầu gội có tác dụng diệt nấm để bảo vệ da sạch sẽ.
* Tránh thói quen không tốt như vuốt tóc, xoắn tóc. Nên dùng lược chải răng thưa và chải nhẹ nhàng, không nên quá vội vàng dễ gây rụng tóc nhiều hơn. Nên sử dụng các loại dầu gội đầu thương hiệu uy tín và tập thói quen dùng dầu xả (conditioning) sau khi gội đầu để tóc luôn mượt mà, giúp chải đầu bớt rụng tóc nhiều.
Ngoài ra, nên chọn mũ bảo hiểm vừa kích cỡ, có lỗ thông hơi và cài dây đúng cách để đảm bảo an toàn khi va chạm nhưng không quá chật gây ảnh hưởng mái tóc của bạn. Nên giặt giũ mặt trong mũ để đảm bảo vệ sinh, chống nhiễm trùng, nhiễm nấm da đầu.
* Ở trẻ em: rụng tóc do thiếu canxi, thiếu vitamin D, thiếu sắt, thiếu kẽm, thiếu máu, thiếu dinh dưỡng... có thể cải thiện sau một thời gian điều trị bổ sung các vi chất và sinh tố, áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Nguồn TTO