搜索

【kết quả pohang】Bộ Công Thương nỗ lực đảm bảo an toàn thực phẩm trong tình hình dịch bệnh Covid

发表于 2025-01-10 16:06:33 来源:88Point

Lắng nghe địa phương,ộCôngThươngnỗlựcđảmbảoantoànthựcphẩmtrongtìnhhìnhdịchbệkết quả pohang hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật

Theo Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương), triển khai hoạt động tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TW ngày 21/10/2011 của Ban Bí thư khóa XI “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm (ATTP) trong tình hình mới” và Kết luận số 11-KL/TW ngày 19/1/2017 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TW, Bộ Công Thương đã có chỉ đạo các cơ quan quản lý ATTP địa phương đánh giá một cách toàn diện kết quả thực hiện Chỉ thị.

Bộ Công Thương chủ động phối hợp các bộ, ngành, địa phương bảo đảm an toàn thực phẩm
Đoàn kiểm tra liên ngành Trung ương do Bộ Công Thương chủ trì kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm tại các địa phương

Trên cơ sở đó, Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương đã tổng hợp báo cáo Ban Tuyên giáo Trung ương về kết quả thực hiện Chỉ thị trong toàn ngành Công Thương giai đoạn 2011-2021 (báo cáo số 13-BC/BCSĐ ngày 15/7/2021). Đặc biệt, trong tháng 7/2021, Bộ Công Thương đã khẩn trương rà soát để tham mưu hoàn thiện chính sách pháp luật về quản lý ATTP.

Quá trình rà soát, đánh giá, tổng hợp ý kiến vướng mắc trong thực hiện Luật ATTP từ ngành Công Thương địa phương cho thấy, đa số các ý kiến nêu khó khăn, vướng mắc hiện nay tại địa phương là: Thiếu biên chế thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về ATTP tại các cấp; không có người chuyên trách thực hiện nhiệm vụ về ATTP mà hầu hết là kiêm nhiệm; trình độ chuyên môn đa số không phù hợp, chỉ học hỏi thêm hoặc qua các lớp đào tạo ngắn hạn; kinh phí ngân sách của cả Trung ương và địa phương dành cho thực hiện quản lý nhà nước lĩnh vực ATTP còn rất hạn chế; do kinh phí hạn chế nên không được trang bị trang thiết bị phục vụ công tác kiểm tra, công tác tuyên truyền còn hạn chế.

Bộ Công Thương sẽ tiếp tục tổng hợp, đánh giá các khó khăn vướng mắc trong quá trình thực thi Luật ATTP và các văn bản liên quan để kiến nghị Chính phủ trong việc hoạch định chính sách quản lý nhà nước về ATTP. Ngoài ra, để sớm triển khai đánh giá, tổng kết 10 năm thực hiện Luật ATTP, Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai xây dựng kế hoạch tổng kết để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.

Mặt khác, Bộ Công Thương tích cực triển khai kế hoạch tuyên truyền, phổ biến các chính sách, pháp luật mới về ATTP; tuyên truyền trách nhiệm của Bộ Công Thương về việc thi hành các chính sách mới về ATTP; chủ động cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, phản ánh đúng đắn, khách quan công tác quản lý ATTP của các cơ quan quản lý ATTP của ngành Công Thương tại địa phương.

Kết quả đã góp phần tạo dư luận tốt trong xã hội, nâng cao nhận thức, ý thức của người sản xuất, kinh doanh cũng như hiểu biết, niềm tin của người tiêu dùng trong lựa chọn và tiêu dùng các sản phẩm thực phẩm an toàn, đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng được sản xuất, kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam.

Huy động mọi nguồn lực để bảo đảm an toàn thực phẩm

Bộ Công Thương cũng đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam xây dựng Chương trình phối hợp “tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm chất lượng, an toàn vì sức khỏe cộng đồng, phát triển bền vững giai đoạn 2021-2025” nhằm huy động được nguồn lực của xã hội, phát huy được sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền; nâng cao ý thức, trách nhiệm tuân thủ pháp luật về ATTP của các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm cơ sở nhỏ lẻ, hộ cá thể; phát huy vai trò, sự vào cuộc của các cấp hội và hội viên Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong tuyên truyền, vận động và giám sát việc bảo đảm ATTP.

Với mục tiêu đẩy mạnh xã hội hóa một số khâu dịch vụ kỹ thuật phục vụ công tác quản lý ATTP, Bộ Công Thương đã đẩy mạnh xã hội hóa công tác kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước về ATTP và kiểm tra nhà nước về thực phẩm nhập khẩu; lũy tích đến nay, Bộ Công Thương đã chỉ định 29 cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước, trong đó có 13/29 cơ sở ngoài công lập; chỉ định/ủy quyền 11 cơ quan kiểm tra nhà nước về thực phẩm nhập khẩu, trong đó 6/11 cơ quan kiểm tra ngoài công lập; chỉ định 03 cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng. Hoạt động này đã phát huy vai trò của các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các tổ chức đoàn thể trong việc tham gia bảo đảm ATTP.

Từ khi Nghị định 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực, công tác quản lý nhà nước về ATTP đã thay đổi căn bản, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm cũng như tăng tính tự chủ cho doanh nghiệp. Bộ Công Thương đã tập trung tất cả các nguồn lực cho công tác hậu kiểm và các cơ quan quản lý trong ngành thường xuyên tổ chức lấy mẫu để kiểm nghiệm, đánh giá chất lượng, nếu phát hiện thực phẩm không đảm bảo an toàn sẽ có biện pháp xử lý. Bên cạnh đó, Bộ chỉ đạo đơn vị chức năng thường xuyên rà soát, chỉnh sửa và phối hợp ban hành các chế tài đủ mạnh để lập lại trật tự trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhằm lành mạnh hóa hoạt động kinh doanh này.

Để cụ thể hóa cách tiếp cận kiểm soát ATTP từ tiền kiểm sang hậu kiểm, Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch hậu kiểm ATTP hàng năm. Nội dung kiểm tra chú trọng về hồ sơ tự công bố sản phẩm, điều kiện bảo đảm ATTP, thực phẩm nhập khẩu, sử dụng phụ gia thực phẩm, ghi nhãn thực phẩm, quảng cáo thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, lấy mẫu kiểm nghiệm thực phẩm, hoạt động kinh doanh đa cấp, thương mại điện tử đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Triển khai kế hoạch, Bộ Công Thương đã thành lập 02 đoàn kiểm tra liên ngành Trung ương với sự tham gia của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiến hành kiểm tra hoạt động của Ban chỉ đạo liên ngành ATTP 4 tỉnh, thành phố trong dịp Tết Nguyên đán và Tháng hành động vì ATTP năm 2021.

Đồng thời, tăng cường chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị chức năng thuộc Bộ, Sở Công Thương/Ban quản lý ATTP và Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai công tác hậu kiểm theo đúng Kế hoạch số 2069/KH-BCĐTƯATTP của Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về ATTP. Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng thành lập đoàn liên đơn vị chức năng của Bộ kiểm tra công tác quản lý ATTP của Sở Công Thương 14 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương từ nay đến hết năm 2021.

随机为您推荐
版权声明:本站资源均来自互联网,如果侵犯了您的权益请与我们联系,我们将在24小时内删除。

Copyright © 2016 Powered by 【kết quả pohang】Bộ Công Thương nỗ lực đảm bảo an toàn thực phẩm trong tình hình dịch bệnh Covid,88Point   sitemap

回顶部