Huyện Chương Mỹ,àngmâytređantấtbậtđangiỏquàTếbong da 8888 Hà Nội, từ lâu vốn đã tập trung rất nhiều làng nghề làm mây tre đan nổi tiếng. Có mặt tại thôn Yên Kiện, xã Đông Phương Yên, Chương Mỹ, Hà Nội vào những ngày giáp tết, phóng viên TBTCVN nhận thấy bên cạnh những chiếc chụp đèn, lồng bàn, giỏ hoa, giỏ câu, giỏ đựng rác bằng mây tre…, là rất nhiều giỏ quà Tết vốn đang vào “mùa”.
Mỗi người một việc tất bật đan những chiếc giỏ quà Tết để trả đơn hàng cho khách. |
Chị Đỗ Thị Vòng một chủ cơ sở mây tre đan tại xã Đông Phương Yên cho biết: “Từ tháng 7 trở đi, rất nhiều người dân ở đây đã bắt đầu chuyển sang làm giỏ quà Tết, cho tới bây giờ mọi người vẫn đang tất bật hoàn thành các đơn hàng. Ước tính đến nay, chỉ riêng cơ sở này đã làm được khoảng 3 đến 4 chục nghìn chiếc giỏ quà”.
Cô Đỗ Thị Vòng đang miệt mài chuốt nan |
Cô Vòng cũng cho biết, giỏ quà Tết mây tre đan tại đây được xuất bán đi các nơi, trong đó TP Hồ Chí Minh là thị trường mua giỏ quà Tết với số lượng lớn hơn cả. Cũng theo cô Vòng, do số lượng đơn hàng giỏ quà Tết rất lớn, nên phải huy động nhiều công nhân hơn ngày thường, mỗi ngày cơ sở làm ít nhất là 300 đến 400 chiếc.
Những chiếc giỏ quà ở đây được đan tay khá đẹp và đều nhau, mẫu mã cũng khá đa dạng. Theo giá bán buôn mỗi chiếc giỏ có giá khoảng từ 13.000 - 15.000 đồng/chiếc tùy loại, còn bán lẻ khoảng từ 15.000 - 17.000 đồng/chiếc.
Một số người dân trong vùng chia sẻ: “Những chiếc giỏ quà Tết này làm có lãi khoảng 300 - 1.000 đồng/chiếc. Tuy lãi một sản phẩm không nhiều nhưng đây là công việc tương đối ổn định và đã thu hút một lượng khách quen nhất định đặt hàng vào dịp này."
Tiêu chuẩn của một chiếc giỏ quà là phải đẹp, chắc chắn, đúng kích thước và không bị mốc. |
Nứa, giang được dùng để đan giỏ nhập từ Sơn La, Mộc Châu. |
Công việc đan lát hàng mây tre tuy không nặng nhọc nhưng cần sự tỉ mỉ, khéo léo, kỹ thuật và kinh nghiệm. Qua khảo sát của phóng viên, số lượng “khủng” đơn hàng giỏ quà trong đợt Tết này đã thu hút rất nhiều nhân lực tham gia, không chỉ những người trẻ mà các cụ có thâm niên trong nghề cũng tranh thủ đan phụ giúp.
Cụ Lê Thị Gái và cụ Đỗ Thị Chung (thôn Yên Kiện, xã Đông Phương Yên) cho biết, từ sáng tới đầu giờ chiều mỗi người đã làm được khoảng 50 chiếc giỏ quà Tết. Cũng theo chia sẻ của các cụ, công việc đồng áng đang trong thời gian tương đối nhàn rỗi nên mọi người đều tập trung để hoàn thành các đơn hàng giỏ quà.
Cụ Lê Thị Gái 80 tuổi (bên trái) và cụ Đỗ Thị Chung 85 tuổi đang ngồi đan những chiếc giỏ quà. |
Theo ghi nhận của phóng viên tại trung tâm thủ đô Hà Nội, hầu hết các hàng tạp hóa và một số siêu thị lớn cũng đang “vào mùa” bán hàng giỏ quà. Trung bình mỗi cửa hàng trên phố tại Hà Nội bán được ít nhất từ 50 chiếc giỏ đến 100 chiếc giỏ quà, số lượng này có thể hơn vào dịp Tết Nguyên Đán, với mức giá khoảng từ 200.000 đồng đến trên 2 triệu đồng/giỏ.
Nhiều chủ cửa hàng cho biết càng gần Tết, số lượng giỏ quà bán ra lại càng tăng. Khách hàng không chỉ quan tâm đến chất lượng quà tặng bên trong mà mẫu mã của những chiếc giỏ đựng quà bằng mây tre đan cũng phải thật bắt mắt. Có lẽ đây cũng là nguyên nhân chính giúp cho những người làm nghề đan giỏ quà luôn bận rộn trong những ngày cuối năm này.
Những chiếc giỏ quà đầy màu sắc có mặt trên phố phường Hà Nội. |
Bài và ảnh: Tú Minh