Theànthiệnthủtụchảiquanđốivớihànggửiquadịchvụbưuchítỷ số bóng đá ngoai hang anho Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan) Nguyễn Nhất Kha, dự thảo Thông tư quy định thủ tục hải quan đối với bưu gửi XK, NK gửi qua dịch vụ bưu chính điều chỉnh một số quy định trước đây để phù hợp với Luật Bưu chính và Luật Hải quan.
Trong đó, một điểm thay đổi căn bản trong Luật Hải quan là chỉ còn một số trường hợp được khai bằng tờ khai giấy, còn lại là khai hải quan điện tử. Mẫu tờ khai giấy được thực hiện theo mẫu chung, như vậy sẽ không còn tờ khai phi mậu dịch. Bên cạnh đó, dự thảo Thông tư bổ sung quy định về hoạt động bưu chính trước đây chưa có như: Dịch vụ thu gom ngoài lãnh thổ đưa vào Việt Nam thực hiện phân loại, chia chọn chuyển tiếp đi quốc tế.
Ngoài ra, dự thảo Thông tư cũng bổ sung những quy định nhằm khắc phục những bất cập hiện nay khi thực hiện Thông tư 99/2010/TT-BTC về khai báo hải quan.
Cụ thể, dự thảo Thông tư có một số quy định có tính chất đặc thù, mới như: Đối với thư XK, NK gửi qua dịch vụ bưu chính chịu sự giám sát hải quan theo hình thức niêm phong hải quan đối với bao bì chuyên dụng hoặc xe chuyên dụng của DN để đóng chuyển thư quốc tế và phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc giám sát thư bằng các biện pháp nghiệp vụ.
Bưu gửi trong túi ngoại giao, túi lãnh sự XK, NK được miễn khai, miễn kiểm tra hải quan. Chỉ khi có căn cứ để khẳng định túi ngoại giao, túi lãnh sự vi phạm chế độ ưu đãi, miễn trừ, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định việc kiểm tra, xử lý các đối tượng này theo quy định tại Luật Hải quan.
Đặc biệt, việc khai hải quan thực hiện theo phương thức điện tử, trừ trường hợp được quy định cụ thể tại Nghị định triển khai Luật Hải quan thì được thực hiện khai trên tờ khai hải quan giấy…
Liên quan đến điểm “trách nhiệm của DN”, có ý kiến cho rằng, nếu như chỉ căn cứ thông tin khai báo trên gói, kiện hàng hóa hoặc tờ khai CN22, CN23 của Liên minh Bưu chính Thế giới, DN thực hiện phân loại bưu gửi để thực hiện khai hải quan là chưa đảm bảo công tác quản lý. Theo đại diện Cục Hải quan Hà Nội, Hải quan Đà Nẵng, những thông tin khai báo trên tờ khai CN22, CN23 hầu như không đầy đủ thông tin.
Thông thường chủ hàng chỉ ghi phạm vi hàng hóa gửi rất ít ví dụ như: Quà tặng, quà biếu nhưng thực tế trong kiện hàng có rất nhiều chủng loại hàng hóa khác; Bưu điện không biết được đủ nội dung trong bưu gửi để khai báo hải quan, dẫn đến phải mở thủ công. Chính vì vậy, để tránh việc mỗi bên (Hải quan, DN) có một cách hiểu khác nhau khi mở thủ công bưu gửi, theo đề xuất của các đơn vị trên, cần quy định rõ quyền thay mặt chủ hàng của DN trong bưu chính làm thủ tục hải quan và chịu trách nhiệm về việc khai báo đó.
Cụ thể, bổ sung trong điều khoản về trách nhiệm của DN bưu chính: DN bưu chính phải chịu trách nhiệm về việc có được giấy ủy quyền của chủ hàng trong việc kê khai hải quan. Trường hợp cơ quan Hải quan phát hiện vi phạm trong việc kê khai hải quan của DN bưu chính khi chưa được ủy quyền của chủ hàng sẽ tiến hành xử lý vi phạm.
Ngoài ra dự thảo Thông tư có những quy định liên quan đến thủ tục hải quan Dịch vụ thu gom ngoài lãnh thổ đưa vào Việt Nam thực hiện phân loại, chia chọn chuyển tiếp đi quốc tế đáp ứng yêu cầu từ thực tiễn.
Theo Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của xu hướng toàn cầu hóa trên thị trường bưu chính quốc tế, bên cạnh luồng bưu gửi XK, NK và quá giang truyền thống giữa Bưu chính các nước, đã xuất hiện mô hình hợp tác giữa các công ty đa quốc gia và Bưu chính các nước (trong đó có Tổng công ty Bưu Điện Việt Nam) thực hiện thu gom và quá giang bưu gửi quốc tế qua đường bưu chính với hình thức cụ thể: Căn cứ theo các Hợp đồng kinh tế giữa các Công ty đa quốc gia và Bưu chính các nước, các Công ty đa quốc gia là đối tác với Bưu chính các nước, trở thành các nhà đại lý ngoài lãnh thổ, tổ chức thu gom chuyên nghiệp các luồng bưu gửi từ khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ bưu chính quốc tế do Bưu chính các nước cung ứng đi đến các điểm đến quốc tế khác nhau.
Sau khi thu gom, các bưu gửi này được các nhà đại lý thu gom vận chuyển tới Bưu chính các nước theo hình thức Vận đơn để Bưu chính các nước thực hiện khai thác, chia chọn và vận chuyển bưu gửi tới các nước nhận. Đây là xu thể tất yếu của ngành bưu chính quốc tế trong kỷ nguyên số hóa và là cơ hội để các DN bưu chính đẩy mạnh sản lượng, doanh thu các dịch vụ bưu chính.
Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam cho biết, theo dự tính của đối tác nước ngoài, sản lượng bưu phẩm chuyển tiếp qua Việt Nam để khai thác và chia chọn đi quốc tế đạt mức bình quân từ 500 đến 600 bưu phẩm/ngày, tương đương với 1.000 đến 1.200kg/ngày.
Ngoài ra, dự thảo Thông tư cũng làm rõ thủ tục hải quan đối với bưu gửi XK, NK như: Hồ sơ hải quan; địa điểm làm thủ tục hải quan; trách nhiệm của DN; trách nhiệm của cơ quan Hải quan đối với từng trường hợp bưu gửi có thuế, miễn thuế.