游客发表
发帖时间:2025-01-10 14:57:21
Triển vọng tăng trưởng kinh tế tài chính năm 2020 | |
ADB nâng dự báo tăng trưởng của Việt Nam lên 6,ềukỳvọngvềtăngtrưởngkinhtếcủaViệkết quả trực tiếp hôm nay9% | |
Tăng động lực cho nền kinh tế, tránh FDI vào để “giữ chỗ” | |
Kinh tế Việt Nam cần đường đi riêng, khai thác động lực tăng trưởng mới |
Ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam: Kinh tế Việt Nam trở nên "dẻo dai" hơn
Kinh tế Việt Nam đã trải qua một năm tăng trưởng ấn tượng. Kinh tế Việt Nam trở nên “dẻo dai” là nhờ sự hỗ trợ của các yếu tố xuất nhập khẩu, tiêu dùng nội địa... Đặc biệt, trong năm 2019, tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam rất ấn kiến tăng 8% trong năm 2019 - cao hơn gần 4 lần so với bình quân trên thế giới. Tăng trưởng cao nhưng đi kèm lại là nền kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát thấp, kinh tế đối ngoại được tăng cường.
Trong năm tới, Việt Nam tiếp tục có nhiều sự hỗ trợ thuận lợi cho phát triển kinh tế, trong đó là những tác động từ các Hiệp định Thương mại tự do (FTA). Tuy nhiên, FTA tác động như thế nào, trở thành động lực tăng trưởng ra sao lại là vấn đề còn phải bàn bạc, kể cả việc Việt Nam có nên tư duy lại hình thức FTA cho phù hợp. Ngoài ra, tại thời điểm này, lĩnh vực chế biến chế tạo có đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, nhưng Việt Nam phải tìm cách để tận dụng nhằm nâng tầm các hoạt động dịch vụ, chế biến chế tạo, để tăng khả năng đóng góp của lĩnh vực này vào nền kinh tế. Việt Nam đang phát triển như đường parabol, nên phải nhìn vào “thượng nguồn” và “hạ lưu” để tạo thành chuỗi cung ứng, dịch vụ, không chỉ nghiêng về chế biến chế tạo. Vấn đề này đòi hỏi việc đổi mới sáng tạo cũng như tinh thần gắn kết để tạo thành các nguồn lực hỗ trợ Việt Nam.
Việt Nam muốn nâng cao năng lực cạnh tranh, trở nên hấp dẫn, tăng trưởng mạnh hơn, vươn nhiều ra thế giới thì phải dựa vào các FTA để giúp Việt Nam có nền kinh tế mở, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Tuy vậy, chúng ta phải nhìn vào lâu dài để có chiến lược phát triển thành công và bền vững, không chỉ dựa vào FDI mà phải nhìn vào các nền kinh tế và ngành nghề, doanh nghiệp trong nước. Do đó, chính sách và chiến lược phát triển kinh tế thời gian tới của Việt Nam rất quan trọng giúp các doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam mở rộng ra thị trường nước ngoài, chiếm lĩnh thị trường bên ngoài để tạo ra giá trị đem trở lại Việt Nam phát triển, đầu tư.
Ông Eric Sidgwick, Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tại Việt Nam: Việt Nam có sự vượt trội về tăng trưởng kinh tế
Nhìn quanh khu vực châu Á và Đông Nam Á thì Việt Nam có sự vượt trội về tăng trưởng kinh tế với tiêu dùng trong nước tăng trưởng tốt, trong khi dòng vốn FDI tiếp tục chảy vào ổn định, lạm phát thấp, cán cân thanh toán mạnh cũng như việc tiếp tục chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ thận trọng. Tuy nhiên, các thách thức lớn của kinh tế Việt Nam là làm sao chuyển đổi thành công mô hình tăng trưởng kinh tế dựa nhiều vào đất đai tài nguyên, vốn, lao động và nền sản xuất giá trị gia tăng thấp sang nền sản xuất hiệu quả. Việt Nam cũng phải thích nghi và chuyển đổi sang nền kinh tế số, tiếp tục tăng trưởng cao song phải hướng tới tăng trưởng toàn diện và bền vững hơn.
Trong thời gian tới, kinh tế Việt Nam sẽ có rất nhiều lĩnh vực cần tập trung giải quyết. Một trong những lĩnh vực cần ưu tiên là thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng, trong đó không chỉ là số lượng mà chất lượng cơ sở hạ tầng phải tốt hơn, không chỉ hạ tầng cứng mà hạ tầng mềm cũng cần được cải thiện tương ứng. Cùng với đó, nền kinh tế cần tiếp tục tập trung cho đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nhân lực để đáp ứng được với bối cảnh chuyển đổi sang kinh tế số và tiếp tục đẩy mạnh cải cách và phát triển thị trường tài chính.
Một ưu tiên đặc biệt quan trọng khác là cần tăng cường hiệu quả thể chế và chính sách để môi trường thể chế, quy định ở Việt Nam trở nên dễ dàng hơn, thuận lợi hơn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Bởi hiện nay vẫn còn có nhiều quy định phức tạp, trong đó có những quy định không thống nhất giữa các cơ quan quản lý và điều này cần được thống nhất, đơn giản hóa để môi trường kinh doanh thực sự thuận lợi hơn.
Ông Hong Sun, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (KorCham): Điểm đến của các nhà đầu tư
Trong năm 2020, Việt Nam tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài nói chung, các nhà đầu tư Hàn Quốc nói riêng. Sự hấp dẫn của Việt Nam nằm ở sự phát triển kinh tế ổn định và có nhiều đột phá trong năm 2019, nên dự báo trong năm 2020 và những năm tiếp theo, Việt Nam sẽ tiếp tục có những phát triển vượt trội. Không những thế, sự phát triển của kinh tế Việt Nam còn được hậu thuẫn nhờ các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đã và đang ký kết cũng như việc Việt Nam được hưởng lợi về sự dịch chuyển của các dòng vốn đầu tư từ Trung Quốc. Do đó, các nhà đầu tư sẽ không chỉ đầu tư mới mà còn mở rộng đầu tư vào nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác tại Việt Nam.
Nếu như trước đây, Hàn Quốc chủ yếu đầu tư trực tiếp bằng việc xây dựng nhà máy, xây dựng các dự án bất động sản… thì trong năm tới, các nhà đầu tư Hàn Quốc sẽ đầu tư gián tiếp vào các lĩnh vực như tài chính, công nghệ thông tin, dịch vụ viễn thông, thành phố thông minh…
Vấn đề mà các nhà đầu tư không chỉ Hàn Quốc mà nhiều nước quan tâm là sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam. Khi nhiều dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thì các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh sẽ được nâng lên tầm cao mới, theo các tiêu chuẩn quốc tế, do đó, nhu cầu về nguồn nhân lực đã có đào tạo, tay nghề cao, nhất là nhân lực trong các lĩnh vực về tài chính, công nghệ… là rất lớn. Vì thế, Việt Nam phải lập ra các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, kịp thời bổ sung cho sự phát triển của nền kinh tế.
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接