搜索

【kết quả kazakhstan】Cát nơi ‘đắp chiếu", chỗ "phơi sương’

发表于 2025-01-14 01:07:07 来源:88Point
Lâm Đồng: Cháy kho hàng chứa dầu nhớt thiêu rụi nhiều tài sản có giá trị Lâm Đồng: Tăng cường,átnơiđắpchiếuquotchỗquotphơisươkết quả kazakhstan kiểm tra, giám sát quản lý khu vực mỏ đá Cam Ly Kiện toàn bộ máy Chính phủ; Bộ Công an và 6 tỉnh phía Nam bổ nhiệm, điều động nhiều chức danh

Cát “đắp chiếu” vì đâu

Những năm qua, Lâm Đồng luôn được coi là “thủ phủ” của các mỏ khoáng sản cát, đá; dự án nạo vét hồ, vùng nước công trình thuỷ lợi, thuỷ điện (khai thác, tận thu cát, sỏi làm vật liệu xây dựng thông thường)… Thế nhưng, theo khảo sát của phóng viên Báo Công Thương, hơn một năm nay, giá cát xây dựng tại Lâm Đồng tăng rất cao so với các tỉnh lân cận, làm cho doanh nghiệp và người tiêu dùng “lao đao”.

Cát nơi ‘đắp chiếu', chỗ 'phơi sương’ - nghịch lý công tác quản lý khai thác khoáng sản tại Lâm Đồng
Cát nạo vét lòng hồ thuỷ điện, thuỷ lợi tại tỉnh Lâm Đồng "đắp chiếu" gần 2 năm nay. (Ảnh: Lê Sơn)

Điều nghịch lý hơn nữa, hiện tại hàng triệu mét khối cát của các doanh nghiệp nạo vét (lòng hồ thuỷ lợi, thuỷ điện) tại chỗ đang “đắp chiếu, phơi sương”, không thể đưa ra thị trường vì “chờ” đấu giá. Đó là thực tế đang diễn ra tại Lâm Đồng, vậy những vướng mắc, bất cập trong công tác quản lý khai thác, sử dụng khoáng sản tại Lâm Đồng đến bao giờ mới được tháo gỡ, giải quyết?

Do nguồn cung khan hiếm, cả người dân và nhiều doanh nghiệp đều gặp khó khăn và tốn thêm nhiều chi phí trong hoạt động xây dựng. Mới đây, theo công bố giá vật liệu xây dựng (VLXD) của Sở Xây dựng Lâm Đồng, cát xây, tô; cát đúc từ 360 - 600 ngàn đồng/m3. Trong khi đó, giá bán lẻ cát xây dựng ở Ninh Thuận chỉ 250 - 280 ngàn đồng/m3; Bình Thuận 280 - 300 ngàn đồng/m3… Theo giá này, cát xây dựng tại Lâm Đồng cao gấp đôi so với các tỉnh lân cận.

Lý do vì sao nguồn cung cát xây dựng ở Lâm Đồng đột nhiên khan hiếm, giá cát tăng cao, tăng mạnh cả 2 năm nay mà chưa có dấu hiệu hạ nhiệt? Vì sao là địa bàn có trữ lượng khoáng sản lớn, nhất là cát, sỏi làm VLXD thông thường, nhưng doanh nghiệp và người dân Lâm Đồng đang phải “cõng trên lưng” chi phí VLXD, nhất là cát, cao hơn nhiều so với các tỉnh?

Cát nơi ‘đắp chiếu', chỗ 'phơi sương’ - nghịch lý công tác quản lý khai thác khoáng sản tại Lâm Đồng
Nạo vét phần bồi lắng, chống bồi lắng lòng hồ thuỷ điện, thuỷ lợi là cần thiết. (Ảnh: Lê Sơn)

Câu chuyện bắt nguồn từ khi Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Lâm Đồng tham mưu, đề xuất UBND tỉnh giao Sở này tham mưu tỉnh thu hồi, chấm dứt hiệu lực các văn bản đã xác nhận khối lượng khoáng sản cát, sỏi thu hồi trong quá trình nạo vét lòng hồ thuỷ điện, thuỷ lợi cho các tổ chức, cá nhân còn hiệu lực, phối hợp UBND huyện tổ chức đấu giá khoáng sản thu hồi trong quá trình nạo vét lòng hồ vào tháng 2/2023.

Theo đó, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành các Văn bản chỉ đạo (Văn bản số 2096/UBND-MT, ngày 22/3/2023; số 5869/UBND-MT, ngày 6/7/2023…) giao UBND cấp huyện chủ trì, phối hợp tổ chức xác định khối lượng khoáng sản thu hồi trong quá trình nạo vét kết hợp tận thu khoáng sản làm VLXD thông thường trong phạm vi công trình hồ chứa thuỷ lợi, thuỷ điện tại địa bàn để triển khai thực hiện đấu giá tài sản theo đề xuất của Sở TN&MT. Từ đó, các doanh nghiệp nạo vét phải dừng bán cát tận thu, chờ đấu giá, dẫn đến lý do “đứt gãy” nguồn cung ứng cát tại Lâm Đồng.

Ông N.Đ.T - chủ một doanh nghiệp (xin không nêu tên) đang thực hiện nạo vét lòng hồ thuỷ điện cho biết, để đầu tư một dự án nạo vét, từ chi phí tư vấn lập hồ sơ xin giấy phép, đến chi phí đầu tư làm đường, mua sắm thiết bị tàu hút cát… doanh nghiệp phải bỏ ra khoảng trên dưới 5 tỷ đồng. Tuy nhiên, do thay đổi này khiến chưa thể xuất bán cát, doanh nghiệp không có nguồn thu, dẫn đến khó khăn chồng chất.

Tương tự, theo đại diện Công ty TNHH Đại Cát, huyện Đức Trọng, đơn vị đang nạo vét lòng hồ Thuỷ điện Đồng Nai 2 cho biết, để được cấp phép nạo vét lòng hồ phải chi phí cho đơn vị tư vấn lập hồ sơ hơn 1,2 tỷ đồng; mua sắm tàu, máy móc khoảng 1,8 tỷ đồng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp đã thuê nhân công nạo vét; quản lý, bảo vệ khoáng sản… nhưng chưa thể xuất bán cát, làm cho doanh nghiệp lao đao.

Đại diện một công ty chuyên tiêu thụ cát thì cho rằng: Hiện công ty khó khăn chồng chất khó khăn, do nguồn cung cát, đá đang rất khan hiếm do một số mỏ ngưng hoạt động và nguồn cát từ các hồ nạo vét không được cung cấp ra thị trường. Do đó, công ty phải mua cát, đá từ Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắk Lắk… nên giá thành, chi phí đã bị đẩy lên quá cao, bên cạnh đó còn gặp khó khăn trong công tác vận chuyển cát, đá từ các nơi chở về Lâm Đồng.

Hệ quả có thể thấy rõ là thị trường VLXD bị tác động tiêu cực, các cơ sở kinh doanh phải nhập cát với giá tăng cao do các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bến bãi… Bên cạnh đó, việc tạm dừng hoặc ít nạo vét sẽ khiến các hồ thuỷ điện, thuỷ lợi bị bồi lắng, giảm dung tích chứa, dung tích hữu ích phát điện; gây khó khăn cho hoạt động vận hành hồ chứa, giảm công suất phát điện, ảnh hưởng môi trường sinh thái hồ chứa.

Bộc lộ nhiều vướng mắc, bất cập

Do đó, các chuyên gia kinh tế, doanh nghiệp có ý kiến rằng, qua nghiên cứu, rà soát, đối chiếu Luật Khoáng sản, Luật Giao thông đường thuỷ nội địa, Nghị định 23/2020/NĐ-CP, Văn bản 3179/BTNMT-ĐCKS ngày 8/6/2022 của Bộ TN&MT, Quyết định 1202/2013/QĐ-UBND ngày 24/6/2013 của UBND tỉnh; thì hoạt động nạo vét cục bộ, kết hợp thu hồi cát, sạn, sỏi và bùn đất trong phạm vi bảo vệ an toàn đập, hồ chứa thủy điện trên địa bàn tỉnh không thuộc vùng nước đường thủy nội địa của tỉnh nên không thuộc đối tượng đấu giá theo điểm b khoản 1 Điều 31 Nghị định 23 của Chính phủ. Theo Luật và Nghị định hướng dẫn thì dự án nạo vét lòng hồ thuỷ điện, thuỷ lợi không thuộc đối tượng đấu giá.

Cát nơi ‘đắp chiếu', chỗ 'phơi sương’ - nghịch lý công tác quản lý khai thác khoáng sản tại Lâm Đồng
Doanh nghiệp đầu tư mua sắm thiết bị, tàu hút cát có thể tốn kém hàng tỷ đồng. (Ảnh: Lê Sơn)

Kể cả khi doanh nghiệp chấp hành thủ tục đấu giá đối với số cát tận thu từ nạo vét từ lòng hồ thuỷ lợi, thuỷ điện cũng không thể thực hiện được. Đơn cử, trường hợp của 2 doanh nghiệp là Công ty TNHH Đắc Thắng Lợi và Công ty TNHH Tài Hòa Phú, tại huyện Lạc Dương đã nộp hồ sơ xin đấu giá cát, sỏi tận thu vào giữa năm 2023; nhưng qua triển khai bộc lộ nhiều vướng mắc, bất cập trong việc xác định khối lượng cát, xác định giá khởi điểm…

Đồng thời, chưa có hướng dẫn chi tiết việc xác định chi phí nạo vét và hoàn trả chi phí này cho doanh nghiệp sau đấu giá. Từ đó cũng có thể nhận diện bất cập tiếp theo là việc tạm tính chi phí hoàn trả doanh nghiệp chưa có căn cứ pháp lý, nên không chỉ doanh nghiệp mà các địa phương cũng không dám triển khai.

Còn về cơ sở pháp lý tổ chức đấu giá, theo Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng, đến nay chưa có văn bản hướng dẫn hồ sơ, trình tự, thủ tục trong đấu giá tài sản là cát tận thu; mà chỉ có thể “tham khảo” Chương II Thông tư liên tịch 14/2015/TTLUT-BTNMT-BTP.

Ngày 24/02/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 23/2020/NĐ-CP quy định về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông. Theo đó, tại điểm b khoản 1 Điều 31 Nghị định này quy định trách nhiệm của UBND cấp tỉnh “... chủ trì tổ chức đấu giá đối với khối lượng sản phẩm là cát, sỏi lòng sông thu hồi được từ các dự án duy tu, nạo vét luồng thuộc vùng nước cảng biển, vùng nước đường thuỷ nội địa”

Liên quan đến vấn đề này, năm 2022, tại tỉnh Đắk Lắk sau khi tham vấn và được Bộ TN&MT hướng dẫn về việc thu hồi cát trong quá trình thực hiện dự án nạo vét hồ thuỷ điện Krông H’Năng. Theo đó, ngày 4/7/2022, UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Văn bản số 5504/XN-UBND về việc xác nhận khối lượng cát làm VLXD thông thường thu hồi trong quá trình thực hiện dự án nạo vét thuỷ điện Krông H’Năng và một số thuỷ điện khác trên địa bàn mà không cần thông qua đấu giá.

Đồng thời, Nghị định số 57/2024/ND-CP, ngày 20/5/2024 của Chính phủ quy định về quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thuỷ nội địa nêu rất rõ “Vùng nước đường thuỷ nội địa bao gồm đường thuỷ nội địa, hàng lang bảo vệ luồng, vùng nước cảng, bến thuỷ nội địa” và theo quy hoạch phát triển đường thuỷ tỉnh Lâm Đồng (Quyết định 1202/2013/QĐ-UBND, ngày 24/6/2013 của UBND tỉnh), thì hiện mới khai thác gần 60 km trên sông Đồng Nai từ Cát Tiên về Đồng Nai (thuộc huyện Cát Tiên, Đạ Tẻh, Đạ Huoai). Như vậy, hiển nhiên dự án nạo vét lòng hồ thuỷ lợi, thuỷ điện không bị điều chỉnh bởi Nghị định này của Chính phủ.

Ngoài ra, theo tìm hiểu của phóng viên Báo Công Thương, Bộ TN&MT đang trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định trong lĩnh vực khoáng sản, trong đó, liên quan đến nạo vét lòng hồ thuỷ lợi, thuỷ điện theo hướng chỉ đăng ký khối lượng khoáng sản không thông qua đấu giá.

Nếu được Bộ TN&MT, Thủ tướng Chính phủ sớm tháo gỡ các vướng mắc, bất cập về cơ chế chính sách do thiếu đồng bộ này thì các doanh nghiệp nạo vét cát tại Lâm Đồng sẽ ổn định hoạt động nạo vét, kinh doanh…

随机为您推荐
版权声明:本站资源均来自互联网,如果侵犯了您的权益请与我们联系,我们将在24小时内删除。

Copyright © 2016 Powered by 【kết quả kazakhstan】Cát nơi ‘đắp chiếu", chỗ "phơi sương’,88Point   sitemap

回顶部