【ta88.con】Ra đòn với tín dụng đầu cơ vào bất động sản
Từ cuối tuần này,đònvớitíndụngđầucơvàobấtđộngsảta88.con hoạt động mua bán trái phiếu doanh nghiệpcủa tổ chức tín dụng cũng bị giám sát chặt chẽ.
Nhiều vùng đất tại Lâm Đồng đang được các chủ đầu tưsăn lùng. Ảnh: Lê Toàn |
Dòng tiền đầu cơ vào tầm ngắm
Yêu cầu hàng loạt ngân hàngbáo cáo Ngân hàng Nhà nước về thực trạng cấp tín dụng với các đối tượng tham gia đấu giá đất Thủ Thiêm, bao gồm cả cho vay, bảo lãnh, đầu tư trái phiếu… được coi là cú ra đòn đầu tiên của NHNN đối với tín dụng bất động sảnđầu cơ, ngay ngày đầu tiên làm việc của năm 2022.
Hệ quả nhãn tiền là sau khi Ngân hàng Nhà nước tuýt còi tín dụng, một loạt ngân hàng TMCP lên tiếng khẳng định không cấp tín dụng cho các đối tượng trên và đã có tập đoàn bất động sản lên tiếng bỏ cọc lô đất vàngThủ Thiêm.
Trước đó, Phó thống đốc Đào Minh Tú khẳng định, năm 2022, Ngân hàng Nhà nước sẽ kiểm soát chặt hơn nữa dòng tiền chảy vào bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp. Cụ thể, với lĩnh vực bất động sản, cơ quan này sẽ siết chặt tín dụng bất động sản có tính chất đầu cơ. Thậm chí, Ngân hàng Nhà nước còn “dọa”, năm 2022, có thể tiến hành thanh, kiểm tra hoạt động cấp tín dụng cho một số dự án, doanh nghiệp.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, nhiều chuyên gia kinh tếcho rằng, việc “phanh” tín dụng bất động sản đầu cơ là việc làm rất cần thiết. Mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã rất nỗ lực xóa sở hữu chéo, song việc cho vay sân sau vẫn hết sức phức tạp. Việc ngân hàng dồn vốn cho các doanh nghiệp bất động sản thân hữu không chỉ gây sốt nóng cho thị trường bất động sản, mà còn gây bất ổn cho cả nền kinh tế và cả hệ thống ngân hàng.
“Nếu không siết chặt tình trạng ngân hàng cho vay sân sau, bắt tay với doanh nghiệp bất động sản mua trái phiếu doanh nghiệp để đảo nợ…, thì đến một lúc nào đó, mức độ nguy hiểm sẽ lan rộng và ngoài tầm tay của cơ quan thanh tra giám sát”, TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế nói.
Cũng theo chuyên gia này, do quỹ đất ngày càng khan hiếm, doanh nghiệp đổ xô xây nhà cao cấp để tối đa hóa lợi nhuận, nên nhà ở ngày càng trở thành giấc mơ xa xỉ với người nghèo và người có thu nhập trung bình. Đồng thời, việc này đẩy một số phân khúc bất động sản rơi vào tình trạng bong bóng.
Không chỉ ra đòn cảnh báo với tín dụng bất động sản đầu cơ, từ cuối tuần này, Thông tư 16/2021/TT-NHNN sẽ có hiệu lực. Theo đó, bắt đầu từ ngày 15/1/2022, hoạt động mua, bán trái phiếu doanh nghiệp của tổ chức tín dụng sẽ bị kiểm soát chặt chẽ. Đáng chú ý, tổ chức tín dụng không được mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành nhằm mục đích đảo nợ, góp vốn mua cổ phần tại doanh nghiệp khác hoặc để tăng vốn. Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng cũng không được bán trái phiếu doanh nghiệp cho công ty con của mình.
Việc chặn dòng vốn đầu cơ từ ngân hàng sang bất động sản cả hai kênh tín dụng và trái phiếu doanh nghiệp được kỳ vọng sẽ khiến tình trạng đầu cơ bất động sản giảm bớt, từ đó bình ổn thị trường bất động sản và giảm rủi ro cho hệ thống ngân hàng.
Nắn vốn vào lĩnh vực ưu tiên
Trong Nghị quyết 01/NQ-CP vừa ban hành, Chính phủ tiếp tục đưa ra yêu cầu hướng tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, đồng thời kiểm soát chặt chẽ các hoạt động cho vay với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro và hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Đầu tuần này, Quốc hội cũng đã thông qua gói hỗ trợ kinh tế hơn 300.000 tỷ đồng, trong đó có gói hỗ trợ lãi suất (2%/năm) tối đa 40.000 tỷ đồng thông qua hệ thống ngân hàng thương mại cho một số ngành, lĩnh vực quan trọng. Việc Ngân hàng Nhà nước có động thái chặn tín dụng đầu cơ bất động sản ngay trước khi gói hỗ trợ lãi suất này được triển khai cũng phát tiếng nói cảnh báo cho tất cả các bên.
Theo NHNN, tín dụng năm 2022 sẽ được nắn vào các lĩnh vực ưu tiên, trong khi tín dụng với lĩnh vực rủi ro tiếp tục được kiểm soát chặt chẽ. Trên thực tế, tín dụng bất động sản chưa đến mức đáng báo động.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, bà Hà Thu Giang, Phó vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước ) cho hay, dư nợ tín dụng lĩnh vực bất động sản tính đến tháng 10/2021 là gần 2 triệu tỷ đồng, tăng 10,46% (thấp hơn tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế), chiếm gần 20% tổng dư nợ. Cơ cấu tín dụng bất động sản chuyển dịch tích cực, 65% là phục vụ mục đích tiêu dùng, tự sử dụng, chỉ 35% là cho vay kinh doanh bất động sản (gần 700 tỷ đồng).
Mặc dù vậy, Ngân hàng Nhà nước cũng lường trước khả năng dòng tiền đầu cơ tiếp tục quay vòng sang chứng khoán, bất động sản. Chính vì vậy, cơ quan này đã có động thái siết chặt quản lý.
“Năm 2022, Ngân hàng Nhà nước nhận diện được việc cần thiết phải có chính sách giám sát chặt chẽ hơn dòng tiền chảy vào các kênh đầu tư. Khả năng kiểm soát dòng tiền này là không dễ trong điều kiện thực tế hiện nay, song NHNN sẽ tăng cường giám sát hơn nữa để các thị trường phát triển lành mạnh”, Phó thống đốc Đào Minh Tú khẳng định.
PGS-TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế
(责任编辑:La liga)
- ·Bộ Công Thương họp rà soát, điều chỉnh Quy hoạch điện VIII
- ·Cấm sử dụng xe biếu, tặng không đúng tiêu chuẩn, định mức
- ·TP. Hồ Chí Minh: Chỉ đạo “khẩn” việc rà soát việc mua sắm kit xét nghiệm Covid
- ·Quách Phú Thành lãng mạn, khéo chiều vợ trẻ kém 22 tuổi
- ·Hoa Lư khiếu nại gói thầu 35 nghìn tỷ, ACV báo cáo Thủ tướng trước ngày 22/8
- ·Tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm gia tăng trong năm 2021
- ·TP.HCM: Thu ngân sách tăng trên 22%
- ·Sau 6 năm, KIDO quay lại thị trường bánh với sản phẩm KIDO’s Bakery
- ·Cắt margin 84 mã chứng khoán trên HOSE quý I/2025
- ·Bên trong biệt thự tại Mỹ của ca sĩ Hồng Ngọc
- ·VN meets right conditions to build international financial centre: PM
- ·Thị trường ôtô sụt giảm kỷ lục
- ·Nhà giả kim: 'Khi thực lòng muốn điều gì, cả vũ trụ sẽ giúp đỡ ta'
- ·Các địa phương căn cứ cấp độ dịch Covid
- ·Facebook sẽ sản xuất phim truyền hình, gameshow
- ·‘11 tháng 5 ngày’ tập 25: Nhi ghen khi Đăng được khen đẹp trai
- ·Ngày 26/12/2021: Cả nước ghi nhận 15.218 ca nhiễm mới, 18.556 ca khỏi bệnh
- ·Gia Lai: Phát hiện nhiều vụ buôn bán, vận chuyển thuốc lá lậu ngày giáp tết
- ·Hối hả chỉnh trang toàn tuyến cao tốc Nghi Sơn
- ·Phương Oanh nói về 3 cảnh phim ám ảnh trong 'Hương vị tình thân'
- Trao giải ý tưởng sáng tạo với chủ đề "Tiết kiệm năng lượng cho cuộc sống xanh"
- Mục tiêu kiểm soát lạm phát 4% là khá thách thức
- Thúc đẩy tổng cầu để tăng sức chống chịu của nền kinh tế
- Hé lộ những chuyến mua sắm đặc biệt của du học sinh Trung Quốc tại Mỹ
- Đề xuất gần 48.000 tỷ đồng làm 7 dự án giao thông kết nối với tỉnh Long An
- TP. Hồ Chí Minh: Phát triển thị trường tín chỉ carbon mang lại cơ hội thu hút nhà đầu tư
- Chính sách tài chính hỗ trợ hiệu quả cho phục hồi, phát triển kinh tế
- Thủ tục cấp điện: Có nỗ lực nhưng còn nhiêu khê
- Bộ trưởng Bộ Tài chính: Toàn ngành phấn đấu, nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách
- Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 3/2024