Thị trường logistics Việt Nam đầy tiềm năng để phát triển mạnh mẽ sau đại dịch Logistics Việt Nam: Làm gì để có tên trên bản đồ thế giới?ướngđầutưvàongànhlogisticsViệtNamđangtăsoi kèo nam định Doanh nghiệp 'hiến kế' phát triển logistics Việt Nam |
Ngày 16/12, tại Hà Nội, Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) tổ chức Hội nghị thường niên 2022. Đây là dịp để Ban chấp hành và các Hội viên VLA ở khắp 3 miền họp mặt, giao lưu, chia sẻ những khó khăn, thành tựu đạt được trong năm qua, đồng thời cùng hoạch định kế hoạch phát triển trong năm tới.
Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu phát biểu tại Hội nghị thường niên 2022 của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) |
Theo Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, năm 2022, mặc dù dịch Covid-19 đã được kiểm soát, nhưng nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành logistics Việt Nam nói riêng vẫn đối mặt với rất nhiều thách thức như: Tình hình chính trị căng thẳng ở nhiều quốc gia trên thế giới; chuỗi cung ứng năng lượng và lương thực bị đứt gãy trên phạm vi toàn cầu; lạm phát diễn ra ở nhiều quốc gia…
Tuy vậy, nền kinh tế Việt Nam vẫn có nhiều điểm sáng. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 10 tháng đầu năm đã vượt mốc 600 tỷ USD. Tăng tưởng kinh tế ước đạt 8%, là mức tăng trưởng cao nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong năm 2022. Các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đi vào thực thi và mang lại nhiều lợi ích thiết thực, nhất là EVFTA… Điều đó, tạo nên động lực cho ngành logistics phát triển mạnh mẽ.
Các doanh nghiệp hội viên của VLA nói riêng và ngành dịch vụ logistics nước ta nói chung đã vượt qua khó khăn của đại dịch Covid-19 trở lại hoạt động bình thường, tăng trưởng và phát triển bền vững, với tốc độ tăng trưởng từ 12% -15% tùy theo ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Sự nỗ lực của Ban chấp hành, các Ban chuyên môn và từng Hội viên VLA đã mang đến nhiều kết quả đáng khích lệ cho ngành logistics Việt Nam. Hiện nay, VLA đã thu hút 660 hội viên chủ yếu là các doanh nghiệp hoạt động trong ngành dịch vụ logistics. Đây cũng là một trong số ít hiệp hội tích cực và hoạt động có hiệu quả thông qua công tác phản biện, góp ý xây dựng chính sách.
Năm 2022, VLA đã dự thảo và ban hành hơn 20 văn bản gửi các cơ quan quản lý liên quan, trong đó tập trung phản biện một số nội dung quan trọng như:
VLA kiên trì phối hợp với các đơn vị chức năng đề xuất cần thống nhất một cơ quan quan quản lý ngành dịch vụ logistics, mà mới đây nhất, việc Chính phủ ban hành Nghị định số 96/2022/NĐ-CP giao nhiệm vụ cho Bộ Công Thương là cơ quan quản Nhà nước về hoạt động ngành logistics, điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy ngành logistics phát triển.
VLA còn cùng 5 hiệp hội liên quan vận tải thủy kiến nghị TP. Hồ Chí Minh và TP. Hải Phòng điều chỉnh miễn, giảm phí hạ tầng cảng biển đối với các phương tiện thủy nội địa nhằm tạo thuận lợi từ đó thúc đẩy doanh nghiệp chọn phương tiện thủy trong vận chuyển hàng hóa góp phần tối ưu hóa chi phí và giảm phát thải môi trường. Kết quả, TP. Hồ Chí Minh và TP. Hải Phòng đã nghiên cứu và có chính sách điều chỉnh miễn, giảm phù hợp...
Nêu những mặt thuận lợi cho sự phát triển của ngành logistics hiện nay, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết, hiện nay rất nhiều địa phương đã xây dựng kế hoạch, quy hoạch về phát triển logistics.
Cùng với đó, xu hướng đầu tư vào ngành logistics của chúng ta đang tăng rất nhanh, thể hiện qua các công trình hạ tầng như đường cao tốc, đầu tư sân bay Long Thành, mở rộng các cảng biển, xây dựng các trung tâm logistics mới và trong sự tham gia này, không chỉ có nhà đầu tư trong nước, nguồn vốn của Nhà nước, mà còn cả nguồn vốn của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.
“Đặc biệt, khi các doanh nghiệp nước ngoài nhìn thấy thị trường logistics của Việt Nam là một thị trường đem lại lợi nhuận cao, thì tốc độ, dòng vốn đổ vào ngành logistics của chúng ta đang rất lớn”- ông Trần Thanh Hải nhấn mạnh, đồng thời chia sẻ, đầu tư gia tăng cũng tạo ra sự chuyển biến về mặt hạ tầng. Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ có điều kiện phát triển tốt hơn.
Thuận lợi tiếp theo là hoạt động sản xuất thương mại của Việt Nam đang phục hồi và gia tăng rất tốt. Ngày 15/12, ghi nhận tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam lần đầu tiên đạt mức kỷ lục 700 tỷ USD. Cách đây 5 năm vào năm 2017, chúng ta mới đạt được con số 400 tỷ USD… Đây là thuận lợi lớn vì khối lượng hàng hóa sản xuất, luân chuyển trong nước và giao dịch với thương mại quốc tế gia tăng, sẽ kéo theo nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics.
Một thuận lợi khác trong năm vừa qua, đó là lực lượng của chúng ta cũng có sự lớn mạnh, bên cạnh sự gia tăng của các doanh nghiệp logistics, thành lập nhiều các doanh nghiệp mới, nhiều doanh nghiệp của Việt Nam đã phát triển rất tốt và có tốc độ tăng trưởng nhanh.
Ngoài ra, còn có sự thành lập, xuất hiện của các hiệp hội mới, trong đó có những hiệp hội đặc thù như: Hiệp hội Phát triển nhân lực logistics Việt Nam, hoặc một số hiệp hội ở các địa phương. Điều này cũng tạo sự đóng góp chung về lực lượng và giúp ngành logistics đạt được những kết quả tốt hơn.
Tuy nhiên, ông Trần Thanh Hải cũng cho rằng, năm 2023 sẽ là một năm rất khó khăn. Hiện nay thế giới đang ở trong tình trạng suy thoái và lạm phát, thậm chí trong 4 thập kỷ gần đây chưa từng xuất hiện tình trạng lạm phát cao như hiện nay - đây là hệ quả của cuộc xung đột quân sự ở Ukraine.
Như vậy, nhu cầu tiêu dùng trên thế giới sẽ sụt giảm, dẫn đến sự sụt giảm về các hoạt động thương mại, kéo theo đó là hoạt động logistics… Các doanh nghiệp nói chung, trong đó có doanh nghiệp logistics phải có sự chuẩn bị để đối mặt.
Bên cạnh đó, hiện nay, thị trường vận tải như cước vận tải container đường biển đã giảm về mức trước dịch, thậm chí giảm dưới mức trước dịch. Tuy nhiên, những yếu tố bất ổn trong thị trường kinh doanh vẫn đang bộc lộ rõ, bên cạnh cuộc chiến Ukraine chưa có dấu hiệu chấm dứt, các yếu tố khác như thiên tai, dịch bệnh hay các sự cố bất ngờ như tàu container gây tắc nghẽn kênh đào Suez... cũng có thể gây ra những tắc nghẽn do dòng chảy thương mại, logistics...
"Những yếu tố tiềm ẩn như vậy vẫn đang hiện ra rất rõ, buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải có phương án kịp thời để dự phòng trong trường hợp bất trắc như vậy xảy ra"- ông Trần Thanh Hải nói.
Một khó khăn nữa nhưng cũng là yêu cầu cho các doanh nghiệp, đó là phải có nhận thức và đổi mới trong vấn đề về xu hướng xanh hóa đang diễn ra trong hoạt động thương mại và hoạt động kinh tế, tức là lồng ghép các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong các hoạt động kinh tế, thương mại.
Với yêu cầu như vậy, sẽ tăng thêm những tiêu chuẩn cao hơn cho hàng hóa, hoạt động kinh doanh... Đồng thời, việc đáp ứng các tiêu chuẩn này sẽ khiến chi phí gia tăng và các doanh nghiệp logistics sẽ không đứng ngoài cuộc chơi này...