Lấy sự việc cụ thể từ tình hình Biển Đônghiện nay,ìnhhìnhBiểnĐôngmớinhấtChủtịchHộiđồngDântộchiếnkếvềBiểnĐôkèo vô địch ý Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước cho rằng, khi sự việc diễn ra "rầm rầm", Chủ tịch nước có thể đứng ra chủ trì cuộc họp các tướng lĩnh. Ý kiến của ông Ksor Phước nêu tại phiên họp của UBTVQH chiều nay liên quan dự thảo báo cáo công tác nhiệm kỳ 2011-2016 của Chủ tịch nước, theo những tin tức mới nhất trên báo Vietnamnet. Chủ tịch Hội đồng Dân tộc K'Sor Phước trích dẫn đến tình hình Biển Đông hiện nay trong phiên họp UBTVQH. Ảnh VietnamnetÔng chỉ ra thực tế hiện nay có rất nhiều việc Chủ tịch nước cần triệu tập Chính phủ nhưng do chưa có cơ sở pháp lý để thực hiện, dù Hiến pháp đã quy định rõ. Theo đó, Hiến pháp quy định Chủ tịch nước có thể triệu tập Chính phủ nhưng thực tiễn từ thời Chủ tịch nước Trần Đức Lương đến nay chưa thực hiện được việc này lần nào. “Cần thể chế hóa việc này ngay trong chương trình xây dựng luật khóa 14 để làm rõ vai trò của người đứng đầu quốc gia mà Hiến pháp đã quy định”, ông Ksor Phước nói. Chủ tịch Hội đồng Dân tộc đề nghị cụ thể hóa nhiều quy định của Hiến pháp về chức năng nhiệm vụ của Chủ tịch nước thoáng hơn. Như quy định Chủ tịch nước triệu tập theo định kỳ 1 năm hoặc 6 tháng cuộc họp các tướng lĩnh để nghe các vấn đề về an ninh, quốc phòng của quốc gia. Nếu đột xuất, Chủ tịch nước cũng có thể triệu tập cuộc họp các tướng lĩnh vào bất kỳ lúc nào. Lấy sự việc cụ thể từ tình hình Biển Đông, ông Ksor Phước cho rằng, Chủ tịch nước là người thống lĩnh lực lượng vũ trang, có quyền điều quan, khiển tướng khi sự việc diễn ra "rầm rầm" như thế lẽ ra thế Chủ tịch nước phải đứng ra chủ trì cuộc họp các tướng lĩnh để lắng nghe hết các ý kiến. “Cần luật hóa hết những chuyện này để khỏi nói qua nói lại.”, ông nhấn mạnh. Trong một diễn biến khác liên quan đến tình hình Biển Đông hiện nay trên báo Lao Động, giới chức Ấn Độ mới đây đã bày tỏ với Việt Nam sự ủng hộ đối với hòa bình - an ninh Biển Đông, trong bối cảnh Trung Quốc triển khai các hệ thống tên lửa đất đối không ở đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, làm leo thang căng thẳng khu vực. Ấn Độ bày tỏ sự ủng hộ đối với lập trường gìn giữ hòa bình, ổn định ở Biển Đông của Việt Nam. Ảnh APTruyền thông Ấn Độ dẫn lời các giới chức cho hay, Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj, trong các cuộc hội đàm với Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung tại New Delhi hôm 18/2, đã thảo luận về tranh chấp Biển Đông và khẳng định sự hậu thuẫn cương quyết của Ấn Độ về một giải pháp ôn hòa dựa trên luật quốc tế. Đôi bên cũng bàn về hợp tác song phương trong các lĩnh vực quan trọng bao gồm dầu khí. Bất chấp phản đối từ Trung Quốc, Ấn Độ vẫn duy trì hợp tác với Việt Nam trong hoạt động thăm dò dầu khí ở Biển Đông giữa các nỗ lực “Hành động hướng đông” để tái cân bằng trước sự trỗi dậy đầy tham vọng của Bắc Kinh trong khu vực Biển Đông. Trong quan hệ, Ấn Độ luôn coi Việt Nam là đối tác quan trọng nhất trong chính sách Hướng đông trong khi New Delhi cũng là một trong những đối tác hàng đầu của Việt Nam về lĩnh vực hợp tác quốc phòng. Nguyễn Yên(T/h) Mất tiền, ôm mối lo vì xem bói đầu năm |