Hình ảnh bãi giữa sông Hồng. Ảnh: Khánh Huy |
Phát triển văn hóa Thủ đô xứng tầm
Luật Thủ đô (sửa đổi) được Quốc hội khóa XV thông qua có nhiều điểm mới. Trong đó, Luật đã tạo ra hành lang pháp lý phù hợp hơn, thuận lợi hơn. Đồng thời, Luật Thủ đô còn có những điều khoản tạo điều kiện cho sự phát triển văn hóa Thủ đô cũng như nhiều quy định liên quan đến văn hóa.
Theo đó, tại khoản 2 Điều 21 nêu rõ, HĐNDTP quy định các biện pháp ưu tiên nguồn lực cho bảo vệ và phát triển văn hóa Thủ đô; việc đầu tư các nguồn lực nhằm quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả đáp ứng yêu cầu bảo vệ, phát triển văn hóa Thủ đô và hội nhập quốc tế; đầu tư nguồn lực phát triển thể thao thành tích cao, xây dựng công trình thể thao hiện đại đạt tiêu chuẩn khu vực và thế giới; đào tạo, bồi dưỡng vận động viên, huấn luyện viên đạt trình độ quốc gia, quốc tế; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia phát triển thể thao thành tích cao, thể thao chuyên nghiệp.
Đồng thời, HĐNDTP ban hành danh mục các khu vực, di tích, di sản, công trình cần tập trung nguồn lực để bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa quy định tại khoản 3 Điều này; danh mục ô phố, tuyến phố đặc trưng, có giá trị văn hóa, lịch sử, danh mục công trình kiến trúc có giá trị để phục hồi, bảo vệ, phát huy giá trị; quy định việc lập hồ sơ quản lý công trình kiến trúc có giá trị, việc hỗ trợ cá nhân, tổ chức cải tạo, bảo vệ khu vực, công trình kiến trúc có giá trị có nhiều chủ sở hữu.
Tại khoản 7 Điều 21 nêu rõ, TP Hà Nội được xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng và khu vực khác có lợi thế về vị trí không gian văn hóa phù hợp với quy hoạch. HĐNDTP quy định chi tiết thẩm quyền thành lập; trình tự, thủ tục thành lập; việc tổ chức, hoạt động, biện pháp quản lý đối với trung tâm công nghiệp văn hóa và các chính sách ưu đãi đối với trung tâm công nghiệp văn hóa sử dụng nguồn lực của TP.
TP Hà Nội được thành lập khu phát triển thương mại và văn hóa trên cơ sở các khu phố, tuyến phố, làng nghề, điểm dân cư nông thôn hiện hữu để huy động nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển các hoạt động dịch vụ, thương mại, văn hóa tại khu vực có lợi thế về vị trí thương mại, không gian văn hóa, trên cơ sở bảo đảm các tiêu chuẩn, điều kiện về văn hóa kinh doanh, an ninh, trật tự, bảo vệ môi trường cao hơn so với quy định chung để thu hút, phát triển du lịch, phát huy giá trị văn hóa, thúc đẩy các hoạt động thương mại trên địa bàn, cải thiện điều kiện sống của người dân, bảo tồn các ngành, nghề truyền thống.
Đại biểu Bùi Hoài Sơn, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội. Ảnh: Quốc hội |
Tạo thuận lợi cho các lĩnh vực văn hóa phát triển
Chia sẻ về Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua, đại biểu Bùi Hoài Sơn, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội cho rằng, Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được thông qua với số phiếu rất cao, chứng tỏ sự quan tâm đặc biệt của các đại biểu Quốc hội tới sự phát triển chung của Thủ đô cũng như của đất nước.
Chúng ta biết rằng qua một thời gian thực thi, khuôn khổ pháp lý Luật Thủ đô năm 2012 không còn phù hợp với xu thế phát triển đất nước. Chính vì thế, Luật Thủ đô được sửa đổi để tạo hành lang pháp lý phù hợp hơn, thuận lợi hơn cho sự phát triển không chỉ riêng cho Thủ đô mà còn cho cả đất nước. Một trong những điều đại biểu đánh giá rất cao trong Luật Thủ đô lần này đó là những quy định về văn hóa.
Hà Nội luôn luôn tự hào là Thủ đô nghìn năm văn hiến, nơi hội tụ, tỏa sáng những giá trị văn hóa của đất nước. Chính vì thế, những điều khoản tạo điều kiện cho sự phát triển văn hóa Thủ đô cũng sẽ tạo điều kiện cho sự tỏa sáng của văn hóa đất nước. Trong Luật Thủ đô lần này đã có rất nhiều những quy định liên quan đến văn hóa; những quy định về khu vực cho công nghiệp văn hóa, cho các không gian sáng tạo”- đại biểu Bùi Hoài Sơn nhấn mạnh.
Theo đại biểu Bùi Hoài Sơn, Luật cũng tháo gỡ các vấn đề vướng mắc trong Luật PPP, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công để tạo thuận lợi cho các lĩnh vực văn hóa có những bước phát triển mới. Những điều khoản liên quan đến phát triển công nghiệp văn hóa trong Luật Thủ đô thực sự sẽ giúp cho những quan điểm, chủ trương của TP được thực hiện tốt hơn.
Xây dựng Hà Nội trở thành trung tâm công nghiệp văn hóa cả nước PGS. TS Bùi Hoài Sơn cho rằng, mong muốn Hà Nội trở thành trung tâm công nghiệp văn hóa cả nước là có cơ sở. ... |
Đào tạo nguồn nhân lực về phát triển công nghiệp văn hóa Bà Phạm Thị Lan Anh, Trưởng phòng Quản lý Di sản, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cho biết, Hà Nội cũng có ... |