【keo bong da ma cao】Xóa tư duy cũ để thị trường không bị "bóp méo"

作者:Cúp C2 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-25 11:52:42 评论数:

xoa tu duy cu de thi truong khong bi quotbop meoquot

Ông đánh giá như thế nào về môi trường kinh doanh hiện nay?óatưduycũđểthịtrườngkhôngbịampquotbópmékeo bong da ma cao

Thực tế là Việt Nam vẫn đang phấn đấu để được các nước công nhận là nền kinh tế thị trường. Với hơn 30 năm xây dựng như vậy, cơ chế thị trường tại nước ta như “bộ quần áo của một đứa trẻ đang lớn”. Cứ một thời gian lại thay một phần nào đấy, ví dụ như ban hành các hệ thống pháp luật về: Chống bán phá giá, chống trợ cấp, điều chỉnh luật thuế, hải quan, cơ chế một cửa… Tuy nhiên, xét về tổng thế trong thời gian qua, chúng ta đã có nhiều tiến bộ, nâng được xếp hạng về môi trường kinh doanh so với nhiều nước khu vực và thế giới. Nhưng nếu so với các nước nhóm ASEAN+6, Trung Quốc, Ấn Độ thì chưa được như kỳ vọng, thậm chí có những vấn đề yếu hơn cả Lào và Campuchia.

Để giải quyết tình trạng trên, vài năm gần đây, Chính phủ liên tục ban hành văn bản, nghị quyết để thay đổi môi trường kinh doanh, hỗ trợ DN phát triển. Rõ ràng, ý chí chính trị và nhận thức chung đã có sự thay đổi rõ rệt nhưng chưa triệt để, nhiều địa phương, cơ quan vẫn chưa có chuyển biến rõ rệt, triển khai nhiệm vụ chưa đồng đều. Do đó, các DN vẫn chưa đạt được môi trường cạnh tranh đúng nghĩa, bình đẳng.

Vậy đâu là những nguyên nhân cản trở khiến các DN chưa thể có thị trường cạnh tranh đúng nghĩa, thưa ông?

Đầu tiên là về thể chế, khi xuất phát điểm của người dân và DN là tâm lý “bao cấp”, trông đợi vào nhà nước bởi trước đây, nhà nước quản lý nhiều vấn đề nên chưa tích cực, chủ động để thay đổi, nâng cao môi trường cạnh tranh. Hơn nữa, các cơ quan nhà nước hiện có quá nhiều biên chế, dẫn đến bộ máy cồng kềnh, nhiều tầng nấc. Điều này khiến nhiều trường hợp có chỉ đạo từ trung ương, cấp trên nhưng cấp dưới không thực hiện; việc phối kết hợp yếu kém. Hơn nữa, khi làm việc, cơ quan nhà nước có nhiều phòng ban khiến DN không biết việc này phải gặp ai, trình ai… mất thời gian và chi phí cho DN. Thứ hai là hệ thống văn bản pháp lý của nước ta còn cồng kềnh, một thống kê cho biết, đến năm 2017, cả nước có 1.000 văn bản quy phạm pháp luật. Con số này khiến người có chuyên môn cũng khó nắm bắt đầy đủ.

Về phía DN, DN có cái yếu là mất niềm tin vào môi trường kinh doanh và không có năng lực, có tới 20% DN không muốn đưa các vụ tranh chấp kinh doanh ra tòa án vì lo ngại có sự móc nối từ bên trong, thu xếp kết quả từ trước, nghi ngờ tính khách quan của các cơ quan giải quyết. Trong khi điều này ở nước ngoài là hoạt động rất bình thường, bởi cơ chế tòa án, trọng tài xét xử rất nhanh và đúng quyền lợi. Nên nước ta có 2 loại hình DN tồn tại: Thứ nhất là DN lớn thì biết tự tạo năng lực cạnh tranh, hoạt động tốt; thứ hai là các DN nhỏ và vừa, DN siêu nhỏ. Các DN này đa số “què quặt” về chuyên môn, thiếu kiến thức về thương hiệu, pháp chế, vận tải… dẫn tới tình trạng văn hóa kinh doanh theo “đám đông”, không có nghiên cứu mà thường đi nhặt nhạnh thông tin, trong khi thông tin thì lại không có hệ thống, nên dẫn tới tình trạng “được mùa rớt giá, được giá mất mùa”, DN không thể tự cứu mình theo đúng nghĩa kinh tế thị trường.

Ngoài ra, một vấn đề rất đáng ngại trong môi trường cạnh tranh của DN là tình trạng giải quyết công việc dựa vào “quyền lợi nhóm”. Theo đó, thông tin không được công bố rõ ràng, công khai mà cung cấp riêng theo quyền lợi nhóm, bởi việc tranh thủ được thông tin của nhà nước là rất quan trọng, quyết định nhiều hoạt động kinh doanh; nên chỉ một số ít DN có mối quan hệ đã dựa vào những thông tin riêng này để hoạt động, trục lợi. Nhiều cán bộ năng lực kém, vụ lợi, cơ chế đãi ngộ không cao nên tìm cách nhũng nhiễu hoặc “làm ăn” với DN. Điều này đã “bóp méo”, thao túng nền kinh tế thị trường nhưng vẫn đang khá phổ biến trong môi trường kinh doanh của Việt Nam hiện nay.

Theo ông, vấn đề trên đã gây tác động như thế nào đến hoạt động và sự cạnh tranh bình đẳng giữa DN nước ngoài với DN Việt Nam?

Trước hết, cần phải nói, tại nước ngoài, việc cạnh tranh không lành mạnh, cạnh tranh thông qua các mối quan hệ riêng vẫn tồn tại, nhưng ở mức độ rất nhỏ. Bởi phải đến 95-99% thu nhập của người dân thông qua ngân hàng, các hoạt động giao dịch, quản lý tài sản đều được thể hiện thông qua hệ thống dữ liệu quốc gia, thậm chí liên quốc gia. Do đó, người dân phải có trách nhiệm giải trình về nguồn gốc tài sản, khoản tiền… nên sẽ minh bạch hơn, tránh được tối đa hoạt động xin – cho, hối lộ… Vì thế, khi tới kinh doanh tại Việt Nam, đa phần vì những quản lý yếu kém, thậm chí là gợi ý, cố tình tạo kẽ hở từ các cá nhân, cơ quan quản lý đã tạo cho họ hành vi về cạnh tranh không lành mạnh, tham nhũng, chuyển giá. Nước ta lại không có cơ chế, bộ máy kiểm tra thường xuyên và hiệu quả nên các DN này thành lệ và tiếp tục thực hiện.

Xin ông cho biết, các cơ quan quản lý và DN cần có giải pháp gì để cải thiện những bất cập để có môi trường cạnh tranh lành mạnh cho DN cũng như cả nền kinh tế?

Hiện Chính phủ đang áp dụng nhiều giải pháp để cải thiện môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh và rất hứa hẹn sẽ đạt được kết quả tích cực. Trước hết là việc ứng dụng công nghệ số trong hoạt động công quyền, để hạn chế việc tiếp xúc trực tiếp giữa người dân, DN và cán bộ; từ đó giúp quy chuẩn hóa trình tự giải quyết các mối quan hệ. Ngoài ra, Chính phủ cũng đang tích cực đẩy mạnh xây dựng cơ chế một cửa, điều này sẽ giúp giảm chi phí và thời gian cho DN, tránh những tiêu cực về xin – cho khiến cạnh tranh không lành mạnh.

Hơn nữa, động thái quyết liệt về cắt giảm điều kiện kinh doanh của các bộ, ngành rất đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, đây là những việc giải quyết trước mắt và trung hạn, theo cách giảm đi những gì nhà nước cho phép DN làm; nên cần nghiên cứu một cách nghiêm túc về thể chế, để tìm ra vấn đề nào nhà nước quản, cái gì để thị trường tự điều chỉnh và cái gì được xã hội hóa… Cần nghiên cứu rõ ở các lĩnh vực, từ đó thu hẹp phạm vi quản lý của nhà nước, tiến tới DN và người dân tự chịu trách nhiệm. Điều quan trọng nhất ở đây là địa phương, bộ ngành phải có nhận thức “Nghĩ cho DN, hành động vì DN”, để giảm thiểu được bộ máy nhà nước, giảm các dự án cấp theo cơ chế xin – cho, giải quyết được vấn đề người dân và DN bức xúc…

Đối với các DN, giải pháp không những là nâng cao nhận thức, hướng tới hoạt động một cách chuyên nghiệp mà cần nhiều sự chủ động để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. DN nên sử dụng các dịch vụ chuyên nghiệp như: logistics, tư vấn pháp luật, công nghệ… để vừa nhanh chóng, thuận tiện, vừa đỡ mất thời gian, vừa nâng cao khả năng cạnh tranh. Hơn nữa, DN cũng cần chủ động tham gia giám sát, nói lên tiếng nói của mình để các cơ quan nhà nước tiếp thu, lắng nghe, từ đó có những thay đổi tích cực, tạo thuận lợi cho môi trường kinh doanh được đúng nghĩa, bình đẳng theo cơ chế thị trường.

Xin cảm ơn ông!