Tính đến ngày 31/12/2023, vốn đầu tưcông giải ngân đã đạt 568.136 tỷ đồng, tương đương 85,7% kế hoạch. Đó có phải là kết quả tốt nhất trong nhiều năm trở lại đây, thưa ông? Xét cả về tỷ lệ và giá trị tuyệt đối, vốn đầu tư công giải ngân năm 2023 (tính đến ngày 31/12/2023) đạt cao nhất từ trước đến nay. So với năm 2022, số vốn giải ngân cao hơn 4 điểm phần trăm, tương đương 124.000 tỷ đồng. Những ngày đầu năm 2024, ngoài giải ngân kế hoạch vốn năm 2024, Kho bạc Nhà nước các cấp đang tích cực giải ngân vốn còn lại của năm 2023 cho các công trình, dự ánhoàn thành, đã có khối lượng thanh toán. Chúng tôi ước tính, với khối lượng dự án, công trình đã hoàn thành đến điểm dừng kỹ thuật, đang hoàn tất thủ tục, hồ sơ thanh toán, thì đến hết ngày 31/1/2024 (thời điểm cuối cùng thanh toán vốn đầu tư công năm 2023) sẽ giải ngân được ít nhất 95% kế hoạch vốn, hoàn thành mục tiêu Thủ tướng Chính phủ giao, đạt tỷ lệ và khối lượng cao nhất từ trước đến nay. Theo ông, vì sao giải ngân đầu tư công năm 2023 đạt được kết quả tốt như vậy? Đầu tư công luôn được coi là động lực tăng trưởng kinh tếcả trong ngắn hạn và dài hạn. Đây là nguồn vốn đặc biệt quan trọng trong việc nâng cấp, mở rộng, xây mới, hoàn thiện hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông. Con số đạt được trong giải ngân đầu tư công năm 2023 là kết quả từ nỗ lực của cả hệ thống chính trị, các bộ, ngành, địa phương, chủ đầu tư, ban quản lý dự án, doanh nghiệpthi công, xây lắp, nhà thầu. Trong đó, “bộ máy cái” là sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cùng với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã quyết tâm đẩy mạnh hoạt động đầu tư ngay từ đầu năm. Đây là bài học, kinh nghiệm rất quý giá để đẩy nhanh giải ngân đầu tư công năm 2024 cũng như các năm tiếp theo, tránh tình trạng “đầu năm thong thả, cuối năm vất vả”. Kho bạc Nhà nước - khâu cuối cùng trong quá trình thực hiện đầu tư công - đóng góp gì vào kết quả này, thưa ông? Từ đầu năm 2023, Kho bạc Nhà nước đã chỉ đạo toàn hệ thống kho bạc tăng cường kiểm soát chi, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng (chủ đầu tư, ban quản lý dự án) trong giao dịch thanh toán. Trong nửa đầu năm 2023, tiến độ giải ngân đạt thấp so với kế hoạch, nên Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ra hàng loạt văn bản chỉ đạo, điều hành, Kho bạc Nhà nước lập tức yêu cầu hệ thống tìm mọi biện pháp, giải pháp đẩy mạnh tiến độ giải ngân. Vào giai đoạn nước rút, Kho bạc Nhà nước tiếp tục yêu cầu hệ thống giải quyết thủ tục hành chính kịp thời, đáp ứng nhu cầu chi trả ngân sách nhà nước trong tháng cuối năm 2023 và năm 2024. Với khối lượng công trình đã hoàn thành năm 2023, tất cả hồ sơ thanh toán đủ điều kiện gửi đến Kho bạc Nhà nước qua Hệ thống Dịch vụ công trực tuyến sẽ được thanh toán ngay trong ngày đối với khoản thanh toán trước, kiểm soát sau. Đối với những khoản phải kiểm soát trước, thanh toán sau theo quy định, thì trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Kho bạc Nhà nước sẽ thanh toán. Quan điểm của Kho bạc Nhà nước là không để tồn đọng hồ sơ thanh toán, hồ sơ thanh toán tắc ở khâu nào phải xử lý ngay. Hệ thống Dịch vụ công trực tuyến (cấp độ 4) có phần mềm giám sát quá trình xử lý hồ sơ, nên tránh được tình trạng xử lý hồ sơ thanh toán chậm, muộn với bất cứ lý do gì. Mặc dù vậy, vẫn còn không ít chủ đầu tư, ban quản lý dự án phàn nàn về việc chậm được giải ngân, thưa ông? Tất cả giao dịch giữa đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước với Kho bạc Nhà nước được thực hiện trên Hệ thống Dịch vụ công cấp độ 4. Toàn bộ việc kiểm soát hồ sơ thực hiện trên nền tảng số, từ lúc đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước nộp hồ sơ cho đến khi giải ngân được thực hiện tự động, tiền từ kho bạc chuyển thẳng vào tài khoản của đơn vị thụ hưởng ở ngân hàngthương mại. Tuy nhiên, đối với thanh toán đầu tư công, có một số trường hợp hồ sơ không được số hóa toàn bộ. Ví dụ, hiện tại, các hợp đồng, phụ lục hợp đồng, quyết định đầu tư, hồ sơ trúng thầu... vẫn được các cơ quan lập trên bản giấy và phải có “chữ ký tươi, con dấu đỏ”. Các loại giấy tờ này phải được scan (số hóa) để chuyển đến Kho bạc Nhà nước qua Hệ thống Dịch vụ công trực tuyến. Trong trường hợp hồ sơ quá nhiều giấy tờ, dung lượng lớn, thì đẩy vào Hệ thống rất lâu, thường bị nghẽn mạng, thậm chí không thể đẩy được vào Hệ thống nếu dung lượng quá lớn, nên việc kiểm soát chi vẫn phải thực hiện bán thủ công, dẫn đến chậm trễ. Ngoài ra, có đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước phản ánh về việc bị Kho bạc Nhà nước từ chối thanh toán thì sao. Ông có thể giải thích thêm? Thanh toán vốn đầu tư phải căn cứ vào hồ sơ pháp lý của dự án, công trình và phải thanh toán rất nhiều khoản mục. Trong nhiều trường hợp, Kho bạc phải tạm thời từ chối thanh toán vì phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Ví dụ, với thanh toán vốn đền bù giải phóng mặt bằng, trong nhiều trường hợp, để giải phóng mặt bằng nhanh và cũng phù hợp với tình hình thực tế do giá bất động sảnbiến động, chủ đầu tư đã linh động ứng tiền chi trả cho người dân sở hữu mặt bằng vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt, nhưng chưa kịp làm hồ sơ, thủ tục để cấp có thẩm quyền điều chỉnh tổng mức đầu tư, điều chỉnh lại quyết định đầu tư. Vì vậy, Kho bạc phải từ chối thanh toán, chờ chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ theo quy định. |