【tyle bong da】Bộ trưởng Y tế: Nhiều cơ sở khám chữa bệnh tư nhân khiến người bệnh phẫn nộ

时间:2025-01-12 15:47:28 来源:88Point

Buông lỏng quản lý

Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tăng cường quản lý Nhà nước về hành nghề y,ộtrưởngYtếNhiềucơsởkhámchữabệnhtưnhânkhiếnngườibệnhphẫnnộtyle bong da dược ngoài công lập diễn ra sáng 4-11 tại 63 điểm cầu trên cả nước, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến  thẳng thắn chỉ rõ, các cơ sở KCB tư nhân đang tồn tại nhiều sai phạm. Trong đó nổi lên là tình trạng hành nghề quá phạm vi cho phép và hoạt động không phép gây hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh, thậm chí là tới tính mạng của người bệnh. Đơn cử như vụ việc đã từng xảy ra tại phòng khám Maria và mới đây là vụ án tại thẩm mỹ viện Cát Tường.

“Những sai phạm trên của nhiều cơ sở KCB tư nhân đang gây ra sự bức xúc, phẫn nộ của người bệnh và cộng đồng. Chúng ta phải kịch liệt lên án những hành vi coi thường sức khỏe, tính mạng người khác”, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Kim Tiến

Cục Trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh Lương Ngọc Khuê cho rằng, không chỉ hành nghề vượt quá phạm vi hoạt động chuyên môn cho phép, một số cơ sở KCB còn lạm dụng cận lâm sàng (xét nghiệm, X quang...) nhằm thu lợi nhuận cao. Mặt khác, một số chủ đầu tư các cơ sở KCB tư nhân quá coi trọng lợi nhuận, coi thường pháp luật, lợi dụng lòng tin của người dân đã quảng cáo không đúng khả năng chuyên môn, không niêm yết giá hoặc có niêm yết nhưng thu tiền cao hơn giá niêm yết…

Vì đâu?

Theo Chánh Thanh tra Bộ Y tế Đặng Văn Chính, thời gian qua xảy ra nhiều vi phạm ở hệ thống KCB ngoài công lập do nhiều nguyên nhân. Nhưng nguyên nhân quan trọng là do lực lượng thanh tra thiếu về số lượng, yếu cả chuyên môn. Cả nước hiện chỉ có hơn 290 thanh tra viên y tế nên việc thanh tra, kiểm tra chưa được thường xuyên và sâu sát, chưa huy động được các cấp chính quyền và nhân dân trên địa bàn cùng tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động KCB tư nhân. Ngay tại Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, đơn vị có số lượng cán bộ thanh tra y tế nhiều nhất toàn quốc cũng chỉ có 45 người, trong đó có 10 thanh tra viên về y và 8 thanh tra viên về dược, trong khi trên địa bàn thành phố có tới 13.000 cơ sở hành nghề y, dược. Hà Nội cũng vậy, với tổng số cán bộ thanh tra y tế là 14 người, trong đó thanh tra về lĩnh vực y và dược mỗi bộ phận có 4 thanh tra viên nhưng phải quản lý 2.308 cơ sở hành nghề y và 2.827 cơ sở hành nghề dược ngoài công lập.

Bộ trưởng Bộ Y tế thừa nhận, lực lượng thanh tra y tế quá mỏng không đủ sức để giám sát, thanh kiểm tra, cũng như công tác hậu kiểm các cơ sở KCB ngoài công lập. Trong khi đó vai trò của chính quyền địa phương trong quản lý các cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn cũng chưa tròn trách nhiệm, thậm chí nhiều nơi còn buông lỏng dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng. Không chỉ có vậy, hiện nay, có không ít y bác sĩ trong BV công lập tham gia KCB ngoài giờ tại cơ sở y tế tư nhân nhưng lại không chấp hành các quy định về hành nghề y tế tư nhân.

Chấn chỉnh ra sao?

“Tôi vừa tiếp xúc cử tri tại TP Hồ Chí Minh và nhận được phản ánh từ một cử tri cho biết, khi đi khám thai đã bị một bác sĩ của BV Từ Dũ quát mắng”, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến kể một câu chuyện buồn về thái độ cư xử với người bệnh của những thầy thuốc áo trắng.

Trước thái độ của vị bác sĩ này đối với bệnh nhân, Bộ trưởng Bộ Y tế bức xúc, đây là một hành động không thể chấp nhận được và sẽ đề nghị BV Từ Dũ nghiêm khắc phê bình.

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ Y tế đã ban hành nhiều chỉ thị về quy tắc, ứng xử và đã mở 11 lớp tập huấn về quy tắc ứng xử cho gần 6.000 cán bộ y tế từ bác sĩ đến điều dưỡng, Trung ương đến tuyến huyện, đồng thời tổ chức nhiều cuộc vận động làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tuy nhiên việc thực hiện ở nhiều nơi, nhiều chỗ chưa… nghiêm. Thái độ đối với người bệnh của các bạn đồng nghiệp còn chưa hòa nhã, chưa tận tình có thể do quá tải BV, áp lực công việc quá lớn. Bộ trưởng cho biết, tới đây ngành y tế không chỉ chấn chỉnh về công tác quản lý cơ sở hành nghề KCB mà cần tiếp tục củng cố y đức vì con người là yếu tố quyết định.

Về vấn đề này, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu thời gian tới, ngành y tế và các ngành liên quan cần rà soát lại các văn bản quản lý, chức năng quản lý về y, dược tư nhân. Trong quý I-2014, Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền Thông, Bộ VH, TT& DL có hướng dẫn về quảng cáo dịch vụ y tế một cách cụ thể. Bộ Y tế sớm ban hành bộ tiêu chí xếp hạng cơ sở hành nghề tư nhân trong quý I năm 2014; thực hiện 4 công khai với cơ sở KCB tư nhân (gồm: lĩnh vực hoạt động, nhân lực, giá cả, có địa chỉ cơ quan quản lý trực tiếp). Ngoài ra, Sở Y tế các địa phương cần tăng cường đào tạo công tác quản lý cơ sở y, dược tư nhân tại địa phương. Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Lao động Thương Binh- Xã hội tăng cường quản lý người nước ngoài đến tổ chức hành nghề y tế tại Việt Nam. Phó Thủ tướng cũng yêu cầu, các địa phương cần nâng cao trách nhiệm quản lý địa bàn, chú trọng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về KCB, giám sát, kiểm tra hoạt động của các cơ sở KCB tư nhân, đồng thời tuyên truyền, vận động nhân dân nêu cao cảnh giác, không nhẹ dạ, cả tin khi nghe các quảng cáo quá mức về khả năng KCB của các cơ sở y tế tư nhân.

Theo báo cáo của Thanh tra Bộ Y tế, từ đầu năm 2013 đến nay, Đoàn thanh tra công tác quản lý nhà nước về hành nghề y tư nhân đã tiến hành thanh-kiểm tra tại TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Bình Phước… và phát hiện nhiều sai phạm. Tại Hà Nội, trong 9 tháng đầu năm 2013 đã kiểm tra 977 lượt cơ sở KCB và xử phạt vi phạm với số tiền 2.872.750.000 đồng. Tại TP Hồ Chí Minh, qua kiểm tra 1.232 cơ sở hành nghề y và y học cổ truyền, phát hiện 257 cơ sở vi phạm, trong đó phạt tiền 168 cơ sở, đình chỉ hoạt động 71 cơ sở, xử phạt vi phạm hành chính 2.799.350.000 đồng.

Đan Lê

推荐内容