Chiều 7/8,ủtướngnêutrụcộtđểHàNộipháttriểnmạnhmẽjuventus fiorentina tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ, dự Hội nghị lấy ý kiến góp ý của Ban cán sự Đảng Chính phủ vào Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ Thành phố Hà Nội, nhiệm kỳ 2020-2025.
Cùng dự có các đồng chí Ban cán sự Đảng Chính phủ. Nhất trí với nhiều định hướng phát triển lớn của Hà Nội giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn 2030 và đến năm 2045, Thủ tướng đề nghị Hà Nội cần có tầm nhìn sánh ngang với các thành phố như Băng Cốc, Kuala Lumpur, Thượng Hải… Do đó, Hà Nội cần đổi mới tư duy để có giải pháp phát triển mạnh mẽ hơn trong khu vực châu Á với ba trụ cột quan trọng, đó là: nền kinh tế cạnh tranh, quy mô, môi trường kinh doanh và chất lượng thể chế là những lợi thế so sánh; thứ hai là bản sắc đáng sống của Thủ đô Hà Nội, một nền văn hóa truyền thống, lịch sử thiêng liêng; thứ ba là đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. |
Hà Nội là hình mẫu với nhiều địa phương
Dự thảo báo cáo chính trị đã nêu các mục tiêu, tầm nhìn cho đến năm 2030, tầm nhìn 2045; các khâu đột phá từ nay đến năm 2025, tầm nhìn 2030 và 2045; trong đó tập trung các giải pháp thực hiện nhiệm vụ giai đoạn 5 năm tới. Một số nội dung quan trọng được nêu trong dự thảo như vấn đề quy hoạch phát triển Thủ đô, đánh giá 10 năm thực hiện Luật Thủ đô; phát triển các khu đô thị vệ tinh thành phố…
Sau khi các đại biểu nêu ý kiến, kết luận hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao Thành ủy Hà Nội đã tổ chức lấy ý kiện rộng rãi đóng góp vào văn kiện, đồng thời cho biết thống nhất với những nội dung lớn, quan trọng của văn kiện.
Thủ tướng nhắc đến vai trò trung tâm đầu não chính trị, hành chính quốc gia, một trong những đô thị lớn nhất cả nước và kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục, giao dịch quốc tế. Hà Nội còn là trái tim thân yêu của cả nước với tinh thần Hà Nội vì cả nước, cả nước vì Hà Nội. Vì vậy, Hà Nội luôn là hình mẫu đối với các địa phương cả nước về mọi mặt, gồm cả việc xây dựng dự thảo văn kiện trình Đại hội Đảng.
Theo đó, dự thảo văn kiện đã bám sát tư tưởng, quan điểm lớn của Đảng, đó là Cương lĩnh, các Nghị quyết Đại hội Đảng, Kết luận của Trung ương, Kết luận của Bộ Chính trị, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVI của Thành phố giai đoạn 2015-2020; đặc biệt là nghiên cứu kỹ để đảm bảo phù hợp với các dự thảo văn kiện lần thứ XIII của Đảng.
Dự thảo báo cáo của Hà Nội cũng đã thể hiện sự khác biệt với nhiều địa phương khác, trong đó đưa ra định hướng trọng tâm giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến 2030 và 2045, dịp kỷ niệm 100 năm thành lập nước. Báo cáo không chỉ thể hiện sự phát triển của riêng thủ đô mà còn đề cập đến sự hợp tác với các địa phương khác trong vùng Thủ đô và cả nước. Điều này nói lên vai trò, vị thế của Thủ đô.
Cùng với việc cho rằng Hà Nội nhấn mạnh hơn nữa nội dung xây dựng Đảng trong dự thảo báo cáo, Thủ tướng đề nghị: “Cần bổ sung một số điểm nhấn trong đó có 3 nội hàm mà cần phải nêu, mà điều này rất quan trọng, đó là ý chí, quyết tâm, trước hết đổi mới sáng tạo và tiếp theo hội nhập, phát triển bền vững. Đồng thời nên để nội hàm gương mẫu vì Thủ đô là trái tim cả nước. Đề nghị Thành ủy xem xét phương án, tăng cường xây dựng đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, gương mẫu, phát huy truyền thống ngàn năm văn hiến anh hùng, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ đổi mới sáng tạo. Quyết tâm xây dựng Thủ đô giàu đẹp, văn minh, hiện đại, hội nhập, phát triển bền vững”.
Thủ tướng thống nhất phương châm “Đoàn kết, dân chủ, kỷ cương, sáng tạo, phát triển” của Thành phố trong giai đoạn 2020-2025.
Cần sớm vượt thu nhập trung bình cao
Cho biết tán thành với Hà Nội về đánh giá kết quả đạt được trong nhiệm kỳ 2015-2020, Thủ tướng cho biết, Hà Nội đóng góp quan trọng vào kết quả chung của cả nước, trên 16% GDP, trên 18,5% thu ngân sách, là trung tâm kinh tế lớn, là động lực phát triển của cả vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước. Nhất là trong nhiệm kỳ qua, bộ mặt thủ đô thay đổi nhanh và phát triển toàn diện. Thủ đô khang trang, văn minh, hiện đại hơn; thành phố xanh sạch hơn, hạ tầng kỹ thuật được cải thiện với nhiều công trình hiện đại. Nếp sống văn minh đô thị có chuyển biến tích cực.
Công cuộc phòng, chống Covid-19 Hà Nội thực hiện nghiêm túc, đồng bộ và hiệu quả. Hà Nội sớm thiết lập trạng thái bt mới, tập trung thực hiện muc tiêu kép, vừa phòng chống dịch bệnh, vừa nỗ lực phục hồi kinh tế. Do đó tăng trưởng kinh tế quý 1 của Hà Nội cao hơn bình quân chung cả nước trong nửa đầu năm.
Nêu lên một số tồn tại của Hà Nội, Thủ tướng đánh giá cao Hà Nội đã nêu lên 5 bài học sâu sắc, toàn diện từ thực tiễn 5 năm qua. Theo đó, Hà Nội cần vận dụng những bài học này để đưa ra cách làm mới trong nhiệm kỳ mới, thực hiện các mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô giai đoạn 5 năm tới, định hướng 2030 và tầm nhìn 2045: “Tôi đề nghị cần xem xét, tính toàn lại mục tiêu GRDP bình quân đầu người 2020 là 5420 đô la, tăng 1,5 lần so với 2015, như vậy 2025 với mức tăng bình quân cao hơn giai đoạn trước thì cần đặt mục tiêu cao hơn mức 8.100 đến 8.300 đô la, chưa kể Hà Nội phấn đấu thu hẹp nhanh khoảng cách phát triển, mức sống với TP Hồ Chí Minh và đô thị lớn trong cả nước. GRDP là cần thiết, quan trọng, nhưng điều đó không thể hiện mức sống của người dân, cho nên tôi nói rõ hơn, không chỉ bằng số, mà đặc biệt là mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng của nhân dân Thủ đô. Tôi cũng đề nghị các đồng chí nghiên cứu ý: Hà Nội cần phấn đấu là địa phương của cả nước vượt qua mức thu nhập trung bình cao sớm hơn, trung bình cao là ở mức 10.700 USD. Năm 2020 Hà Nội có mức thu nhập 5.400 USD/người; 2025 phấn đấu là 8.200 USD. Thì Hà Nội phải phấn đấu vượt mức trung bình cao này”.
Tán thành với Hà Nội về mục tiêu đặt mục tiêu đến năm 2030 hoàn thành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, người dân có chất lượng cuộc sống cao; kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, bền vững, trở thành thành phố toàn cầu, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 36.000 USD.
Thủ tướng nêu nhiệm vụ quan trọng mà Ban cán sự Đảng Chính phủ cũng xác định đó là xây dựng và hoàn thiện cơ chế đặc thù, phân cấp phân quyền cho Hà Nội để Hà Nội thu hút mọi nguồn lực để trở thành Thành phố “rồng bay”.
Về mục cụ thể, Thủ tướng đánh giá cao Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân đạt 7,58%, tốc độ tăng năng suất lao động từ 7-7,5%, tỷ trọng kinh tế số 30%. Cho rằng đây là các chỉ tiêu ở mức cao, Thủ tướng đề nghị Hà Nội nghiên cứu về các chỉ tiêu đảm bảo tính đồng bộ thống nhất, tiên phong đi đầu của Thủ đô trên các lĩnh vực, trong đó đặc biệt tính toán xu hướng chuyển dịch đầu tư, công nghệ, cơ cấu kinh tế, lao động chuyển đổi giữa các ngành nghề lĩnh vực, đồng thời cần xem xét tính toán tác động của COVID-19 và tình hình quốc tế. Hà Nội cũng cần tham khảo và vận dụng 17 mục tiêu phát triển bền vững SDG 2030 tương ứng với 169 chỉ tiêu của Liên Hợp Quốc.
Về đột phá phát triển, Thủ tướng thống nhất với Hà Nội về nội hàm liên quan đến 3 đột phá đã được thể hiện trong dự thảo văn kiện Đại hội XII của Đảng, đặc biệt là đã thể hiện cho được các nội hàm mới về pháp phát huy vai trò yếu tố khoa học công nghệ và phát huy giá trị văn hóa, tinh thần, con người của người dân Thủ đô. Thủ tướng cũng đề nghị Hà Nội cân nhắc thêm về trình tự đột phá nào đặt trước, đột phá nào đặt sau, trong đó có thể nghiên cứu thêm phương án theo thứ tự thể chế, nguồn nhân lực và kết cấu hạ tầng.
Cơ bản nhất trí với nhiệm vụ giải pháp chủ yếu giai đoạn 2020-2025, Thủ tướng gợi ý, Hà Nội cần có cơ chế chính sách phù hợp để thúc đẩy mạnh mẽ việc huy động và phân bổ, sử dụng hiệu quả các nguồn lực để thúc đẩy phát triển Thủ đô và cả nước. Trong quy hoạch vùng và cả nước cần rà soát điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội, quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô, phát triển Thủ đô theo mô hình chùm đô thị hoàn chỉnh, phát triển đô thị trung tâm, khu vực đô thị sông Hồng, khu vực phía Bắc và lựa chọn xây dựng một số khu vực đô thị vệ tinh đồng bộ, hiện đại, tiết kiệm, giữ được bản sắc kiến trúc của Hà Nội.
Bên cạnh, Thủ tướng đặt câu hỏi Hà Nội cần làm gì để tận dụng nguồn lực chất lượng cao mà không nơi nào có được. Hà Nội có thể xem xét, đề nghị với Trung ương, với Thủ tướng về cơ chế thí điểm về thu hút nguồn lực chất lượng cao. Bởi hiện Hà Nội là nơi tập trung nhiều nhân tài của cả nước với 3/5 trí thức cả nước.
Nói về phong cách của Hà Nội, Thủ tướng cho rằng, Hà Nội đã lắng nghe, quyết liệt hơn, các bộ, ngành và Chính phủ có trách nhiệm với Thủ đô trong thời kỳ qua và đến hiện nay có quan hệ tốt đẹp với Hà Nội. Tuy nhiên, để thành phố “rồng bay” thì trách nhiệm tạo cơ chế cho “rồng bay” là vấn đề rất quan trọng trong phát triển.
Những vấn đề ở Thủ đô là những vấn đề nhạy cảm cần quan tâm mà nếu như giải quyết tốt, thì lan tỏa cả nước, kể cả trong công tác quản lý Nhà nước, xây dựng Đảng, công tác vận động quần chúng. Theo Thủ tướng, “Đồng Tâm” là bài học kinh nghiệm sâu sắc cần rút ra.
Câu hỏi lớn đặt ra với Hà Nội là giữ bản sắc, giữ văn minh, sự thanh lịch của Hà Nội ra sao trong lúc cư quá đông. Hà Nội là 1/17 thành phố vì hòa bình trên thế giới nên Thủ tướng cho rằng, cần làm cho người đến với Hà Nội hòa nhập và giữ gìn văn hóa Hà Nội. Cần có tinh thần quốc tế hóa tính bản địa của danh hiệu quốc tế này.
Thủ tướng cũng đề nghị Hà Nội cần có tổng kết các dự án chưa triển khai trong 10 năm qua và làm rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan và các giải pháp, kế hoạch triển khai tiếp, tránh tình trạng chậm triển khai dẫn đến lãng phí và gây mất niềm tin với người dân./.