【nhận định borussia dortmund】Góc nhìn của chuyên gia kinh tế, nhà khoa học
作者:Cúp C2 来源:Thể thao 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 15:01:11 评论数:
TBTCVN trân trọng giới thiệu một số ý kiến của các chuyên gia,ócnhìncủachuyêngiakinhtếnhàkhoahọnhận định borussia dortmund nhà khoa học về hoạt động xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách cũng như về kết quả hoạt động của ngành Tài chính.
* PGS, TS. Lê Xuân Trường - chuyên gia kinh tế:
Đảm bảo cân đối ngân sách nhà nước, tăng chi cho đầu tư phát triển
PGS, TS. Lê Xuân Trường |
Trong những năm gần đây, mặc dù bối cảnh kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp với nhiều yếu tố khó khăn, bất lợi, song ngành Tài chính đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao. Ngành Tài chính đã đảm bảo cân đối ngân sách nhà nước, huy động hợp lý nguồn thu để vừa thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển, vừa đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ chi phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và của các địa phương. Không chỉ đảm bảo được ngân sách cho chi đầu tư phát triển, đặc biệt là vốn đầu tư cho nhiều công trình trọng điểm quốc gia, ngành Tài chính cũng rất nỗ lực để kiểm soát an toàn nợ công, đảm bảo dưới ngưỡng Quốc hội phê chuẩn (dưới 65% GDP). Cần nhìn nhận trong điều kiện thực hiện lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu theo các hiệp định thương mại tự do và chính sách giảm thuế thu nhập doanh nghiệp (DN) để thấy rằng, việc đảm bảo nguồn thu để thực hiện các nhiệm vụ chi của ngành Tài chính là rất đáng ghi nhận.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đã chủ động tham mưu cho Đảng, Nhà nước hoàn thiện thể chế, chính sách và pháp luật về quản lý tài chính công, quản lý tài chính DN, thuế, hải quan, thị trường tài chính… phù hợp với chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Cùng với đó, Bộ Tài chính đã chủ động đề xuất và thực hiện quyết liệt việc đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tăng cường tự chủ tài chính; đổi mới chính sách điều hành giá phù hợp với điều kiện mới; thí điểm và gương mẫu thực hiện thí điểm cơ chế khoán phương tiện đi lại để tiết kiệm chi ngân sách nhà nước… Dấu ấn rất lớn là ngành Tài chính luôn là một trong những đơn vị đi đầu về cải cách thủ tục hành chính trong nhiều năm trở lại đây…
Đặc biệt, trong bối cảnh khó khăn chưa từng có tiền lệ của dịch bệnh năm 2020, Bộ Tài chính đã rất chủ động trong đề xuất các giải pháp về tài chính nhằm hỗ trợ người dân, DN và nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Theo đó, Bộ Tài chính đã tham mưu trình Chính phủ và Quốc hội ban hành hàng loạt các chính sách về gia hạn nộp thuế, giảm thuế, chi ngân sách hỗ trợ người lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch bệnh…. Các chính sách này có tác động kịp thời và quan trọng để tạo tính thanh khoản cho nền kinh tế, hỗ trợ các DN gặp khó khăn duy trì và phát triển sản xuất, kinh doanh, nhờ đó đã giúp duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức tốt nhất có thể trong điều kiện dịch bệnh.
* TS. Vũ Đình Ánh - chuyên gia kinh tế:
Điều hành chính sách tài khóa chủ động, chặt chẽ
TS. Vũ Đình Ánh |
Trải qua 75 năm xây dựng và phát triển, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đi cùng với sự phát triển của đất nước, ngành Tài chính đã không ngừng trưởng thành và xây dựng được một nền tài chính quốc gia ngày càng vững mạnh, giữ vững các cân đối lớn về tài chính – ngân sách nhà nước, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước.
Ngành Tài chính đã tham mưu, đề xuất và xây dựng được hệ thống chính sách, pháp luật đồng bộ, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa về quản lý tài chính ngân sách, thuế, phí, lệ phí, thị trường tài chính, giá cả, dự trữ, công sản, tài chính DN… Các chính sách đã đáp ứng yêu cầu điều tiết vĩ mô nền kinh tế, động viên hợp lý mọi nguồn lực, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho DN, góp phần nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam và mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế.
Đặc biệt, ngành Tài chính đã điều hành chính sách tài khóa rất chủ động, chặt chẽ. An ninh tài chính quốc gia được giữ vững, mức bội chi, nợ công, nợ chính phủ trong ngưỡng an toàn và tầm kiểm soát. Tiềm lực tài chính quốc gia ngày càng lớn mạnh đáp ứng kịp thời các yêu cầu chi cho phát triển kinh tế - xã hội; thị trường tài chính, dịch vụ tài chính ngày một hoàn thiện, phát triển, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu huy động vốn cho nền kinh tế. Ngành Tài chính cũng có sự bứt phá trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục hành chính mạnh mẽ, nâng cao chất lượng phục vụ, nhất là trong lĩnh vực thuế, hải quan, kho bạc…; bộ máy tổ chức của ngành được sắp xếp theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả…
Cùng với đó, với vai trò là một bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, trong những năm qua, ngành Tài chính đã đi đầu trong đổi mới cơ chế, chính sách, trực tiếp tham gia và phối hợp điều hành quản lý vĩ mô của nền kinh tế. Qua đó, góp phần quan trọng thúc đẩy công cuộc đổi mới, phân phối có hiệu quả nguồn lực xã hội, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội…, tạo điều kiện vững chắc cho đất nước phát triển trong giai đoạn mới.
* TS. Nguyễn Minh Phong - chuyên gia kinh tế:
Cơ chế, chính sách tài chính đã trợ lực kịp thời cho doanh nghiệp
TS. Nguyễn Minh Phong |
Năm 2020, nền kinh tế đất nước và doanh nghiệp (DN) đứng trước biến động rất lớn, đó là sự bùng phát của dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế và hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.
Trong bối cảnh khó khăn như vậy, hàng loạt đề xuất có lợi cho người dân, DN lần lượt được ngành Tài chính “tung” ra như chính sách ưu đãi thuế thu nhập DN để hỗ trợ DN nhỏ và siêu nhỏ; gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp thêm 5 năm; điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân; nhiều khoản phí, lệ phí cũng được đề xuất miễn, giảm… Theo đánh giá của cộng đồng DN, các chính sách hỗ trợ của Bộ Tài chính là những trợ lực cần thiết, kịp thời, đã giúp DN có thêm nguồn lực tài chính tương đối để có thể duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhất là trong bối cảnh DN phải chịu những khó khăn chồng chất do dịch bệnh… Hơn thế nữa, những chính sách này còn có ý nghĩa khích lệ, động viên DN nỗ lực cố gắng trụ vững trong bối cảnh dịch bệnh, tiếp tục phát triển khi dịch bệnh lắng xuống và quan trọng hơn, đó là niềm tin của cộng đồng DN vào sự đồng hành của Chính phủ, của Nhà nước, trên cơ sở đó DN càng thêm nỗ lực vượt khó để cùng Chính phủ hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra…. Điều đó đã phần nào được phản ánh thông qua thành tích Việt Nam là một trong số ít những nền kinh tế tăng trưởng dương trong 6 tháng đầu năm 2020, trong khi đa số các quốc gia trên thế giới tăng trưởng âm...
Tuy nhiên, những thành công mới chỉ là bước đầu và khó khăn vẫn còn chất chồng, hiện hữu ở phía trước, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp, khó lường. Đối với ngành Tài chính, khó khăn càng nhân lên, khi vừa phải đạt được “mục tiêu kép”, vừa đảm bảo nguồn thu và tăng chi phòng chống dịch bệnh, vừa hỗ trợ DN. Đây là nhiệm vụ hết sức nặng nề đặt lên vai những người làm công tác tài chính – ngân sách, song với truyền thống và bề dày kinh nghiệm, tin tưởng ngành Tài chính sẽ vững vàng vượt qua thử thách, hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần vào thành công chung của cả nước…
Diệu Thiện (ghi)