Nông nghiệp tiếp tục khẳng định vị thế quan trọng Dọc cung đường Quốc lộ 61C từ TP. Cần Thơ đi TP. Vị Thanh cũng như trên nhiều tuyến đường giao thông qua tỉnh Hậu Giang,ậuGiangpháttriểnnôngnghiệptoàndiệsố liệu thống kê về tottenham gặp brentford hai bên là những vườn cây trái xum xuê trĩu quả bốn mùa; những đồng ruộng lúa mênh mông, thẳng tắp, khi thì thoang thoảng hương mạ non, lúc thì cúi đầu trĩu hạt soi mình bên các dòng kinh, rạch..., phong cảnh thôn dã đẹp như tranh, khắc họa đậm nét hình ảnh về một miền quê yên bình, mang lại cảm giác thật dễ chịu cho người qua lại, nhất là lữ khách phương xa. Những hình ảnh đó nói lên sự ưu ái mà thiên nhiên ban tặng để Hậu Giang phát triển nền nông nghiệp một cách toàn diện. Nằm trong vùng hạ lưu sông Cửu Long, có hệ thống kênh rạch chằng chịt, điều kiện tự nhiên về đất đai, thổ nhưỡng, nguồn nước thuận lợi; các vùng sinh thái nông nghiệp đa dạng (gồm vùng sinh thái nước ngọt, vùng mặn - lợ, vùng chuyển tiếp ngọt - lợ), Hậu Giang có nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp, từ canh tác các loại cây lương thực năng suất, chất lượng cao đến các loại cây ăn trái và nuôi trồng thủy sản nước ngọt phục vụ xuất khẩu. Trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đã hình thành các vùng sản xuất chuyên canh với nhiều mặt hàng nông sản nức tiếng gần xa như: cam sành Ngã Bảy, khóm Cầu Đúc, cá thát lát Hậu Giang, cá rô đồng Hậu Giang, quýt đường Long Trị, cam xoàn Phương Phú, xoài Bảy Ngàn, mãng cầu xiêm... Nhiều nông sản của tỉnh đã được sản xuất theo hướng GAP, an toàn vệ sinh thực phẩm, nhằm đáp ứng yêu cầu thị trường tiêu dùng. Thực hiện Đề án Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tỉnh Hậu Giang đăng ký tham gia đến năm 2025 là 28.000 ha lúa chất lượng cao, đến năm 2030 tăng lên 46.000 ha. |