Những quầy sữa truyền thống ở Rwanda phần nào phản ánh vai trò quan trọng của sữa bò trong văn hóa của người dân nước này.
Các quầy sữa truyền thống phải cạnh tranh khi nhiều người chuộng loại sữa đóng hộp có thời gian bảo quản dài hơn. Nguồn: BBC
Thức uống phổ biến ở Rwanda không phải là nước ngọt,ữngquầysữatruyềnthốngởelche vs girona cà phê mà chính là sữa. Ở đây có những quầy bán sữa tại nơi mọi người đến buổi sáng hay buổi trưa để thưởng thức nhiều món, như: sữa lên men sủi bọt, sữa tươi nóng. Ở quốc gia ở châu Phi này, 70% dân số làm trong lĩnh vực nông nghiệp và bò sữa được xem là biểu tượng cho tài sản, sự giàu có và địa vị xã hội ở các vùng nông thôn. Điều này thể hiện ở nhiều câu nói trong giao tiếp hàng ngày. Khi muốn chúc một điều tốt lành đến ai đó họ sẽ nói “gira inka” (nghĩa là chúc bạn có một con bò). Khi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, họ có câu “nguhaye inka” (tôi tặng bạn một con bò).
Việc kinh doanh, buôn bán sữa bắt đầu phát triển mạnh ở quốc gia này từ năm 1937, khi nhà máy sữa đầu tiên khánh thành. Số lượng các quầy bán sữa đạt cao nhất từ năm 1998-2000 nhưng sau này ngày càng nhiều người sử dụng sữa bò tiệt trùng dạng hộp từ 0,5-1 lít trong siêu thị, có thể bảo quản lâu hơn so với các món uống từ sữa truyền thống bán ở các quầy sữa. Hơn nữa, khi nhiều gia đình nghèo được tặng bò theo một chương trình chống suy dinh dưỡng cho trẻ em, người dân không phải đi mua sữa tại quầy nữa. Điều này dẫn tới sự sụt giảm số lượng các quầy sữa truyền thống.
Để tăng doanh số, nhiều quầy sữa đã đa dạng các dịch vụ kinh doanh như bán thêm thực phẩm hoặc cà phê. Những người đứng sau các quầy sữa đều tự hào khi duy trì kinh doanh một món uống truyền thống thiêng liêng của đất nước. Họ giữ nguyên những cách làm thức uống truyền thống và không thêm các chất phụ gia khác vào sữa như một thế mạnh để giữ chân khách hàng, dù lợi nhuận không đạt cao như trước đây.
T.NGỌC (Theo BBC)