Phát lau sậy,ênQuangKiểmlâmchỉđạophárừxếp hạng vô địch đức tiện tay đốn gỗ quý (!?)
Hàng chục hộ dân ở xã Sơn Phú, H.Na Hang, tỉnh Tuyên Quang đang bức xúc về tình trạng đất đang canh tác bị thu hồi để giao cho duy nhất một hộ. Ông Chúc Thồng Sênh (thôn Nà Lạ) tố: “Chúng tôi sống ở đây mấy chục năm nay rồi, nương ngô của chúng tôi đều nằm ở Khuổi Hoi, giờ họ bắt chúng tôi phá hết nương đi để họ trồng rừng thì chúng tôi biết làm ăn ở đâu?”.
Nhưng theo ông Chúc Thồng Sênh: “Nếu là thu lại đất để trồng thêm rừng thì chúng tôi đã không phải phản ứng như thế này. Họ nói là phát quang lau sậy, nhưng thực chất lại chặt cả những cây gỗ lớn. Cả một khoảng rừng lớn bị san phẳng. Đấy không thể gọi là phát quang để trồng rừng mà là phá rừng”.
Rừng khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang bị chặt phá |
Từ đầu khu rừng Khuổi Hoi đi sâu vào trong là cả một quãng đường dài đến gần 2 cây số, tuy nhiên chúng tôi nhận thấy tất cả đều gần như trơ trụi, tan hoang. Cả một khoảng rừng lớn đã bị dọn sạch gần như không còn một bóng cây. Nhiều chỗ còn bị đốt nham nhở. Trên đường đi, chúng tôi gặp hàng chục cây gỗ quý như muồng, hương, cẩm lai… bị đốn hạ, nằm chênh vênh trên các sườn đồi. Nhiều cây to có đường kính vài người ôm cũng bị cưa đổ.
Tại thời điểm chúng tôi có mặt ở Khuổi Hoi cũng có một đoàn người đang phát rừng trên một ngọn núi cao, tiếng cưa máy, tiếng dao chặt chan chát vang lên giữa rừng xanh. Một nam thanh niên trong đoàn người này cho biết đoàn người tham gia phát rừng ở Khuổi Hoi có 19 người, họ bắt đầu làm việc từ ngày 31.7 dưới sự chỉ đạo trực tiếp của… kiểm lâm. “Kiểm lâm chỉ đến đâu thì mình phát đến đó, họ còn bảo sau khi dân thu hoạch ngô thì phát nốt chỗ đó. Chắc cũng chỉ vài hôm nữa là xong thôi”, anh thanh niên này nói.
Xã không biết, kiểm lâm “lơ tơ mơ”
Chúng tôi đem bức xúc của người dân thôn Nà Lạ đến gặp ông Hà Thế Kỷ, cán bộ địa chính xã Sơn Phú, thì được biết việc phát rừng do lực lượng kiểm lâm thực hiện, chính quyền xã không biết và cũng không có quyền can thiệp.
Cũng theo ông Kỷ, khu đất ở Khuổi Hoi đã được người dân thôn Nà Lạ sử dụng từ lâu, sau khi khu vực này được quy hoạch nằm trong Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang. Tuy nhiên, do nhu cầu cuộc sống của người dân nên xã vẫn để họ canh tác ngô tại những khoảng đất trống trong rừng. “Nhu cầu về đất của bà con là có thật, nhưng đây là đất rừng do nhà nước quản lý, không thuộc quyền sở hữu cá nhân”, ông Kỷ cho hay.
Trong khi đó, ông Khổng Văn Quang, Hạt phó Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Na Hang, cho biết việc phát quang để trồng rừng ở Khuổi Hoi nằm trong Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững các khu rừng đặc dụng của UBND tỉnh Tuyên Quang.
Theo đó, tỉnh giao chỉ tiêu cho 3 ban Quản lý cấp cơ sở là Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Na Hang, Hạt Kiểm lâm Na Hang, Ban Quản lý rừng phòng hộ Na Hang kiêm nhiệm thực hiện mảng phát triển rừng. Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Na Hang đã phân bổ xuống 4 xã (Sơn Phú, Khâu Tinh, Thanh Tương, Côn Lôn) để thực hiện, loại cây chủ yếu được trồng là cây gỗ lát và cây gỗ keo.
Ông Quang khẳng định việc trồng rừng ở Khuổi Hoi được thực hiện theo nguyên tắc chỗ nào đất trống thì tổ chức trồng cây mới, chứ không phải phát rừng đi để trồng rừng. “Khu vực Khuổi Hoi thuộc vùng lõi rừng đặc dụng Na Hang. Đây là khu vực có nhiều đất trống và lau lách nên chúng tôi mới phát đi để trồng cây rừng”, ông Quang cho hay.
Tuy nhiên, khi được hỏi về trường hợp những cây gỗ lớn bị đốn hạ ở Khuổi Hoi mà PV ghi nhận được thì ông Quang tỏ ra lúng túng: “Cái này chúng tôi phải cho anh em đi kiểm tra lại”.
Theo vị Hạt phó Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Na Hang này thì trước khi thực hiện việc “phát quang” ở Khuổi Hoi, lực lượng kiểm lâm đã giao cho chính quyền cơ sở kiểm kê, đánh giá và báo cáo đặc điểm rừng ở khu vực này rồi mới lập kế hoạch, phương án thực hiện. Theo đó không có những cây gỗ lớn, gỗ quý. “Có thể ở dưới họ chỉ sai địa điểm cũng nên. Nếu đúng là có việc chặt cây gỗ lớn, chúng tôi sẽ xử lý”, ông Quang nói.
Theo Thanh niên