Học trực tiếp,ườnghọket qua cup nha vua điều phụ huynh lo ngại là lây nhiễm chéo dịch Covid-19, do nhiều học sinh chưa biết cách bảo vệ an toàn. Vậy, khi trường học có F0, thì cách xử lý ra sao ? Trường Tiểu học Kim Đồng, thành phố Vị Thanh, đã tăng cường nhiều giải pháp phòng chống dịch trong nhà trường. Xử trí an toàn, không cực đoan “Học sinh lớp học nào ghi nhận F0, nhà trường sẽ ngay lập tức chuyển toàn bộ lớp học đó sang học trực tuyến, kết hợp với y tế địa phương khoanh vùng cách ly theo quy định, điều tra dịch tễ nhanh, xác định nguồn lây… chính xác, kịp thời”, ông Lư Xuân Hoan, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Him Lam, huyện Châu Thành A, chia sẻ xử trí của trường khi có F0 là học sinh. Trở lại học trực tiếp từ ngày 14-2 đến nay, trường ghi nhận 3 học sinh, 4 giáo viên bị nhiễm Covid-19, không có trường hợp lây nhiễm chéo trong nhà trường. Với trường hợp giáo viên bị nhiễm bệnh, trường bố trí giáo viên khác hỗ trợ… Ông Lê Hoàng Sơn, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Châu Thành A, cho biết: “Trường học khi có học sinh trong lớp học nhiễm Covid-19, tất cả học sinh lớp học đó sẽ chuyển từ trực tiếp qua học trực tuyến, tránh lây nhiễm chéo trong nhà trường. Tuy cách xử trí có phần kỹ hơn các huyện bạn nhưng tất cả vì sức khỏe học sinh, phụ huynh rất đồng thuận. Sau thời gian cách ly theo quy định, sức khỏe các em ổn định, không ghi nhận thêm F0, sẽ trở lại trường học trực tiếp bình thường. Đội ngũ cán bộ quản lý giáo viên đã được tập huấn kỹ, có kỹ năng test nhanh tốt nên khi có F0, quy trình và các bước thực hiện khá nhịp nhàng, không lúng túng”. Chia sẻ về vấn đề này, ông Phạm Tấn Lợi, Hiệu trưởng Trường THPT Tân Phú, thị xã Long Mỹ, cho biết: “Chúng tôi luôn kỹ lưỡng, không chủ quan, lơ là, làm tốt công tác tuyên truyền và khâu dự phòng, nắm chắc tình hình sức khỏe học sinh, giáo viên. Tổ an toàn Covid-19 trong nhà trường chia nhau trực đo thân nhiệt, sát khuẩn nhắc nhở kịp thời học sinh đeo khẩu trang khi đến trường… Quan trọng nhất là khi có F0, nắm bắt thông tin nhanh, ổn định tâm lý giáo viên, học sinh…”. Câu chuyện trở lại trường dự lễ ngày khai giảng, 18 giáo viên và 62 học sinh của Trường THPT Tân Phú có mặt tại buổi lễ phải cách ly tập trung tại trường do liên quan đến một học sinh nhiễm Covid-19 là kinh nghiệm trong phòng chống dịch của trường. Trở lại học trực tiếp từ ngày 7-2 đến nay, trường chỉ có 1 trường hợp học sinh F0 và cách ly 22 F1 theo quy định. Từ một trường cấp THPT có tỷ lệ học sinh học trực tiếp thấp nhất tỉnh, nay tỷ lệ của trường đã đạt trên 96%. Vừa dạy, vừa phòng, chống dịch Hiện nay, tỷ lệ học sinh đến trường tăng nhiều so với ngày đầu trở lại học trực tiếp: Nhà trẻ trên 36%, mẫu giáo hơn 52%, cấp tiểu học đạt trên 96%, cấp THPT gần 98%. Ông Trần Thanh Nhân, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Kim Đồng, thành phố Vị Thanh, chia sẻ: “Trường tổ chức học 2 buổi vào ngày 7-3 và chỉ 1 ngày sau trường chuyển trở lại học 1 buổi/ngày vì dịch đang phức tạp. Trở lại học trực tiếp đến nay, trường ghi nhận khoảng 10 F0 là học sinh, đều ngoài cộng đồng và hiện có 2 giáo viên nghi nhiễm Covid-19, đã yêu cầu giáo viên tự cách ly tại nhà, bố trí giáo viên khác dạy thay. Dự kiến, chủ nhật tới sẽ tiến hành test nhanh toàn giáo viên trường để yên tâm giảng dạy”. Lo nhất hiện nay là các trường có giáo viên nhiễm Covid-19 và không thể giảng dạy. Trường sẽ phải linh động bố trí cho các giáo viên khác hỗ trợ hoặc sắp xếp ban giám hiệu dạy thay, thời khóa biểu cho giáo viên bộ môn vì thế cũng sẽ thay đổi nhiều để đảm bảo học sinh lớp đó vẫn được đi học trực tiếp, không ảnh hưởng chất lượng giáo dục. Bà Trương Thị Kim Duyên, Hiệu trưởng Trường Mầm non Sen Hồng, thành phố Vị Thanh, cho biết: “Hàng tuần, chúng tôi đều test nhanh cho toàn bộ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trường. Tuy có phần tốn kém kinh phí, nhưng tôi nghĩ đây là việc làm cần thiết lúc này đối với trường, vì trẻ mầm non, mẫu giáo tiếp xúc gần với cô giáo rất thường xuyên. Giáo viên xây dựng thêm các video hướng dẫn phụ huynh cách chăm sóc, giáo dục trẻ trong thời gian các em nghỉ tại nhà đối với trẻ F0, hoặc có nghi ngờ về dịch bệnh…”. Bà Nguyễn Hoài Thúy Hằng, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, cho biết: “Ngành xác định phải sống chung với dịch, thích ứng lâu dài chứ không phải một sớm một chiều. Vì vậy, các kịch bản ứng phó khi có F0 trong trường học cần thực hiện linh hoạt, ổn định về mặt tâm lý và không hoang mang. Công tác truyền thông giữa nhà trường và phụ huynh học sinh cần nhanh, rõ ràng, chính xác. Quan trọng nhất là phương án, kế hoạch dạy học cũng cần được tính đến theo hướng đa dạng, khoa học, chủ động để có thể áp dụng trong bất cứ tình huống nào”.
Bài, ảnh: CAO OANH |