【bóng đá 7m ma cao】Vì sao phải duy trì hạn ngạch mặt hàng đường?
Trong phiên xét xử phúc thẩm vụ án hành chính về việc “Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực quản lý thuế và yêu cầu bồi thường thiệt hại”, với bên khởi kiện là Công ty TNHH Thương mại Hoàng Nam Giang và người bị kiện là Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Kỳ Hà (Cục Hải quan Quảng Nam), diễn ra cuối tháng 3/2018, TAND cấp cao tại Đà Nẵng chưa đưa ra phán quyết cuối cùng bởi còn những cách hiểu khác nhau trong việc áp dụng các quy định của pháp luật giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý.
Qua việc theo dõi phiên tòa và những thông tin liên quan trong thực tế, cũng như quá trình xây dựng chính sách pháp luật của ngành mía đường trong nước, phóng viên Báo Hải quan thấy rằng việc duy trì hạn ngạch thuế quan đối với đường là rất cần thiết với một quốc gia nông nghiệp như Việt Nam. Điều này cũng được WTO cho phép khi Việt Nam tiến hành đàm phán và ký kết gia nhập tổ chức thương mại lớn nhất thế giới này.
Thực tế cho thấy, mía đường là một trong những ngành kinh tế quan trọng bậc nhất ở lĩnh vực nông nghiệp của nước ta từ nhiều năm qua. Vùng trồng mía nguyên liệu, hàng chục nhà máy đường được kéo dài từ vùng biên giới phía Bắc xuống miền Trung, Tây nguyên, tới tận miền Nam. Nói đến ngành mía đường, chúng ta có thể dễ dàng kể tên hàng loạt nhà máy và vùng nguyên liệu như nhà máy đường Phục Hòa (Cao Bằng); nhà máy đường Sơn Dương (Tuyên Quang); nhà máy đường Lam Sơn, nhà máy đường Việt Nam- Đài Loan (Thanh Hóa); nhà máy đường Quảng Ngãi; nhà máy đường Gia Lai; nhà máy đường Khánh Hóa; nhà máy đường Biên Hòa (Đồng Nai); nhà máy đường Tây Ninh; nhà máy đường Hậu Giang… với vùng nguyên liệu rộng lớn hàng chục nghìn ha, hàng trăm nghìn hộ nông dân trồng mía và hàng nghìn công nhân làm việc trong các nhà máy.
Vì vậy, trong quá trình đàm phán tham gia WTO hay các Hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương khác, Việt Nam luôn tìm giải pháp để duy trì biện pháp hạn ngạch thuế quan với mặt hàng đường nhằm đảm bảo cuộc sống, việc làm, thu nhập cho hàng trăm nghìn bà con nông dân trên cả nước. Và điều này cũng được các đối tác chia sẻ, chấp thuận. Từ đó, Việt Nam đã nội luật hóa việc áp dụng hạn ngạch thuế quan trong các hệ thống văn bản pháp luật trong nước.
Gần đây nhất, Luật Quản lý ngoại thương (có hiệu lực từ 1/1/2018) tiếp tục đưa ra quy định về hạn ngạch thuế quan (từ điều 20 đến điều 22). Trong đó, Luật quy định rõ “Bộ Công Thương công bố việc áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan và quyết định phương thức phân giao hạn ngạch thuế quan” (khoản 2 Điều 22).
Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, việc áp dụng hạn ngạch thuế quan được tiếp tục thực hiện với 4 mặt hàng gồm: Trứng gia cầm, muối, đường, lá thuốc lá. Bộ trưởng Trần Tuấn Anh lưu ý, áp dụng hạn ngạch thuế quan với 4 nhóm mặt hàng này là biện pháp Việt Nam đã cam kết khi gia nhập WTO (và được WTO đồng ý).
Đánh giá về việc áp dụng hạn ngạch thuế quan, trong quá trình xây dựng, ban hành Luật Quản lý ngoại thương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân tích rõ hơn lý do vì sao phải duy trì biện pháp này. Đó là, áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu là một trong những biện pháp tự vệ cần thiết và phù hợp với thông lệ quốc tế. Hạn ngạch thuế quan nhập khẩu là biện pháp chỉ nhằm mục đích phân biệt mức thuế áp dụng đối với hàng hóa trong hạn ngạch thuế quan và mức thuế áp dụng với hàng hóa ngoài hạn ngạch thuế quan, trong đó mức thuế áp dụng trong hạn ngạch thuế quan phải nhỏ hơn mức thuế ngoài hạn ngạch thuế quan.
“Việc nhập khẩu hàng hóa ngoài hạn ngạch sẽ phải chịu mức thuế cao hơn chính là đáp ứng được tiêu chí áp dụng các biện pháp tự vệ cần thiết phù hợp với thông lệ quốc tế đã nêu trên”- Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh khi giải trình trước Quốc hội.
Quay trở lại với diễn biến tại phiên tòa phúc thẩm mới đây, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng đưa ra những lập luận, phân tích và khẳng định việc áp dụng hạn ngạch thuế quan với mặt hàng đường là cần thiết, phù hợp điều ước quốc tế và pháp luật trong nước.
Ông Phan Văn Chinh- Cục trưởng Cục XNK (Bộ Công Thương) trong lần trả lời phỏng vấn của Báo Hải quan cũng cho rằng: Theo nguyên tắc, hàng hóa trong hạn ngạch thuế quan nếu có giấy phép của Bộ Công Thương thì doanh nghiệp được hưởng thuế ưu đãi, còn ngoài hạn ngạch thuế quan thì doanh nghiệp phải nộp thuế bình thường (ngoại thuế suất ưu đãi theo hạn ngạch thuế quan).
Như vậy, có thể khẳng định việc áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với đường và 3 nhóm hàng còn lại được Việt Nam thực hiện trong thời gian qua là phù hợp với thực tiễn, các điều ước quốc tế và hệ thống pháp luật trong nước.
Ngày 21/4/2017, Công ty TNHH Thương mại Hoàng Nam Giang (Quảng Nam) đăng ký tờ khai hải quan số 101368983924 tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Kỳ Hà để nhập khẩu kinh doanh mặt hàng đường mía (DCR sugar), khối lượng 120 tấn, trị giá nguyên tệ: 60.000 USD, xuất xứ từ Lào (có C/O form S), khai báo mã số HS: 1701.14.00 với thuế suất thuế Nhập khẩu 2,5% và thuế GTGT 5%. Lô hàng được nhập khẩu về qua cửa khẩu Lao Bảo (Quảng Trị). Ngày 24/4/2017, Chi cục Hải quan cảng Kỳ Hà kiểm tra về trị giá, đồng thời rà soát nhận thấy có vướng mắc về chính sách thuế đối với mặt hàng đường nhập khẩu từ Lào đó là chưa quy định rõ mức thuế áp dụng trong hạn ngạch hay ngoài hạn ngạch thuế quan tại Nghị định số 124/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016. Theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 124, mặt hàng đường được hưởng ưu đãi giảm 50% mức thuế suất thuế nhập khẩu theo Biểu thuế ưu đãi đặc biệt ATIGA (giảm từ 5% theo ATIGA xuống 2,5%), không quy định rõ mức thuế này áp dụng trong hạn ngạch hay ngoài hạn ngạch thuế quan. Công ty TNHH Thương mại Hoàng Nam Giang cho rằng, căn cứ Hiệp định Thương mại song phương Việt – Lào ký kết ngày 3/3/2015 và Nghị định số 124, mặt hàng đường nhập khẩu từ Lào được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt là 2,5%. Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại và căn cứ tại điểm b Khoản 3 Điều 5 Thông tư 04/2014/TT-BCT ngày 27/1/2014 của Bộ trưởng Công Thương “các mặt hàng thuộc danh mục áp dụng hạn ngạch nhập khẩu không có giấy phép của Bộ Công Thương được áp dụng mức thuế ngoài hạn ngạch thuế quan”. Do vậy, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Kỳ Hà hướng dẫn Công ty nộp thuế đối với lô hàng theo mức thuế suất thuế Nhập khẩu 80% (thuế suất ngoài hạn ngạch thuế quan) để thông quan hàng hóa. Tuy nhiên, Công ty không chấp thuận mức thuế suất này và không nộp thuế để thông quan hàng hóa, đồng thời đề nghị có văn bản hướng dẫn cụ thể. Sau nhiều lần trao đổi bất thành, Công ty TNHH Thương mại Hoàng Nam Giang đã khởi kiện Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cảng Kỳ Hà ra tòa hành chính. Ngày 14/9/2017, TAND tỉnh Quảng Nam tiến hành xét xử sơ thẩm. Kết quả, HĐXX sơ thẩm chấp nhận một phần đơn kiện, tuyên hủy quyết định ấn định thuế của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cảng Kỳ Hà (Quyết định 24/QĐ-KH); buộc Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cảng Kỳ Hà phải thực hiện việc ấn định thuế theo mức thuế suất quy định tại Nghị định 124 (mức thuế suất thuế Nhập khẩu 2,5% và không cần giấy phép hạn ngạch). Sau khi HĐXX sơ thẩm tuyên án, không đồng tình với bản án sơ thẩm, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Nam có đơn kháng nghị; Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Kỳ Hà có đơn kháng cáo gửi TAND cấp cao tại Đà Nẵng đối với toàn bộ bản án của phiên tòa sơ thẩm. |
-
Bình Phước police hailed for strong performance in maintaining local security, orderXét tuyển đại học: Thí sinh không còn phải chơi chứng khoánXét tuyển đại học: Thí sinh không còn phải chơi chứng khoánHoàng Xuân Vinh đoạt huơy chương bằng súng đi mượnNữ giáo viên mất gần 100 triệu đồng vì dính bẫy lừa trúng thưởngHút thuốc lúc mua xăng, nam thanh niên bốc cháy dữ dộiTài khoản Pokemon Go giá 11.000 USD trên chợ đen tại MỹĐiểm chuẩn đại học 2016: Điểm chuẩn Đại học Luật Hà Nội 2016Chủ nhật hẹn hò: Thời điểm vàng giúp hội FA tăng vận đỏChi phí học bắn súng ở Việt Nam là bao nhiêu?
下一篇:Third Diên Hồng Awards honours 83 outstanding journalistic works
- ·Ricoh ra mắt mẫu camera có khả năng quay video 360 độ 4K
- ·Hải Phòng: Đứt cáp tàu hàng, 2 công nhân tử vong
- ·Mở phà thay thế cầu xây 4 tỷ đồng cầu sập khi chưa nghiệm thu
- ·Phó trưởng Công an huyện gây tai nạn chết người rồi bỏ chạy
- ·Infographics: 233.419 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong năm 2024
- ·Phố đi bộ Hồ Gươm hóa phố đi mưa sau trận mưa lớn
- ·Bà ngoại khóc ngất bên thi thể 2 cháu cùng chết đuối dưới hồ sâu
- ·Thu hồi văn bản 'cảnh báo nguy cơ bắt cóc mổ lấy nội tạng’
- ·Tin bão số 1 mới nhất: Đổ bộ vào Quảng Ninh
- ·Xe máy giá rẻ, siêu xịn chỉ dưới 30 triệu đồng
- ·Siêu bão Meranti giật cấp 17 không gây ảnh hưởng ở Việt Nam
- ·Hà Nội hàng trăm nhà dân thành ao tù, hôi thối
- ·Bộ GTVT cho sử dụng kinh phí dự phòng xây trạm dừng nghỉ cao tốc Bắc
- ·Kết luận vụ nam thanh niên bị cưa cụt chân tố bệnh viện tắc trách
- ·Hiệu trưởng bật khóc khi nói về việc giáo viên bị cấm dạy thêm
- ·Chủ tịch TP.HCM 'mời về' nhiều cấp phó đi họp thay chủ tịch quận
- ·Lo đến ngưỡng, du lịch Việt Nam tìm hướng phát triển bền vững
- ·Chỉ đạo của Thủ tướng về vụ máy bay quân sự rơi tại Phú Yên
- ·Người rừng ở Campuchia đoàn tụ gia đình Việt Nam
- ·Hà Nội: Thời gian cấp sổ đỏ chỉ còn 14 ngày
- ·Tìm thấy thi thể cụ ông bị mất tích sau trận mưa lũ ở Nghệ An
- ·Hoàng Xuân Vinh
- ·Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 23/8/2016
- ·Sự cố vỡ thủy điện ở Quảng Nam: Thủ tướng chỉ đạo khẩn
- ·Lập đoàn kiểm tra vụ xã bán hàng nghìn m3 đất trái quy định
- ·Hưng Yên: Hơn 30 triệu biến dạng vì nhờ con gái sấy khô
- ·Hà Nội tiếp tục dẫn đầu thế giới về ô nhiễm không khí
- ·Vụ Trịnh Xuân Thanh: Bộ Nội vụ đang kiểm điểm việc thuyên chuyển ông Trịnh Xuân Thanh
- ·Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 15/8/2016
- ·Cấm dạy thêm: Cần lộ trình
- ·Bộ Công an: 'Tên gọi thẻ căn cước tạo tiền đề cho việc hội nhập quốc tế'
- ·Bí thư Yên Bái bị bắn: Tin tức mới nhất cập nhật
- ·Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 12/8/2016
- ·Thêm ứng cử viên mới ra tranh chức tổng thống Mỹ
- ·First News được Bộ Thông tin và Truyền thông tặng Bằng khen
- ·Tai nạn giao thông mới nhất 24h qua ngày 7/8