Kỳ 1: Phép thử của chủ nhà và nỗi oan khó giải của nữ giúp việc
Phải đi học
Chị Bùi Thị Hoài (SN 1966,Đihọclàmnghềgiúpviệctheogiờchủvuimìnhmớiđượtỷ số giải vô địch pháp quê Quảng Nam) vốn là phụ hồ. Tuy nhiên, khi đứng tuổi, chị nhận thấy công việc này không còn phù hợp với mình. Chị quyết định chọn nghề giúp việc nhà theo giờ làm kế mưu sinh.
Chị kể: “Tôi không giỏi nấu ăn, chỉ có sức khỏe nên chỉ có thể nhận dọn nhà theo giờ chứ không làm nghề giúp việc nhà được. Lúc đầu, tôi gặp khó khăn vì không ai biết đến. Tôi cũng không biết tìm người có nhu cầu dọn nhà theo giờ ở đâu”.
“Tôi nghe theo một người bạn đến công ty môi giới việc làm tìm việc. Tại đây, họ yêu cầu tôi phải tham dự một lớp dạy các kỹ năng dọn nhà. Tôi được học một buổi về cách thức dọn dẹp, lau sàn nhà, bàn ghế… Ngoài ra, tôi còn phải học kỹ năng giao tiếp với khách cũng như cách phản ứng, tự bảo vệ khi bị chủ nhà la mắng”.
Sau buổi học, chị Hoài được công ty giới thiệu đến làm việc cho các hộ gia đình tại chung cư cao cấp ở nhiều quận, huyện của TP.HCM. Được công ty giới thiệu, chị Hoài ít bị chủ nhà dò xét, thử thách trong lúc làm việc.
Tuy nhiên, chị cũng không ít lần rơi vào những tình huống, hoàn cảnh bất ngờ, khó xử. Một lần, chị Hoài bị chủ nhà nghi ngờ lấy trộm tiền và chiếc mắt kính hàng hiệu đắt tiền. Rất may, sau khi trích xuất camera an ninh, gia đình phát hiện chính con gái của mình lấy tiền, mắt kính của mẹ "để đi bar".
Có lần, chị lại trở thành người hòa giải bất đắc dĩ cho những vợ chồng đang bất hòa. Chị kể: “Chủ nhà thường gọi tôi đến dọn dẹp khi họ đã ra ngoài. Tuy nhiên, một số trường hợp do thân quen nên họ vẫn gọi tôi đến lúc họ có ở nhà.
Vì vậy, không ít lần tôi chứng kiến vợ chồng chủ nhà giận, cãi nhau về chuyện tiền bạc, ngoại tình. Những lúc ấy, tôi thường tế nhị tránh mặt đi nơi khác như xuống lau chùi nhà bếp, nhà vệ sinh, sân thượng… Tuy vậy, cũng có lúc sự có mặt của tôi lại khiến cuộc cãi vả của họ bớt căng thẳng hoặc kết thúc sớm hơn”.
“Chủ vui thì mình mới được vui”
Không may mắn như chị Hoài, chị La Thị Bông (SN 1963, quê Bình Thuận) đến với công việc giúp việc nhà theo giờ khá khó khăn. Khi biết chị chọn công việc này để mưu sinh, người thân, bạn bè chị đều có những nhìn nhận không mấy thiện cảm.
Đặc biệt, chị cũng gặp nhiều chủ nhà khó tính, thậm chí coi thường người giúp việc theo giờ. Chị kể: “Tôi vẫn hay đùa rằng nghề này như đi làm dâu. Nhưng làm dâu thì có khi chỉ làm một việc nào đó thôi, còn người làm nghề này, trong 1-2 giờ đồng hồ phải làm rất nhiều việc.
Quan trọng hơn là mình phải làm việc theo tâm trạng của chủ nhà. Nghề này, chủ vui thì mình mới được vui. Lúc chủ nhà vui, mình được hỏi thăm, trò chuyện trong khi làm việc. Lúc chủ buồn hay gặp chuyện gì đó không vui, mình có thể sẽ là nơi để họ trút giận”.
Dù gặp nhiều trường hợp chủ nhà khó tính, chị Bông vẫn không phản ứng. Ngược lại, chị luôn cố gắng làm tốt hơn công việc của mình. Chị luôn tâm niệm khách hàng luôn đúng và cố gắng chiều lòng chủ nhà.
Tuy vậy, không phải người giúp việc theo giờ nào cũng có suy nghĩ, sự nhẫn nại như chị Bông. Nhiều trường hợp khi bị chủ nhà la mắng, trút giận vô cớ liền có những phản ứng tiêu cực.
Chị Bông từng chứng kiến bạn đồng nghiệp tìm cách bêu xấu chủ nhà trên các hội, nhóm tìm người giúp việc. Thậm chí có người còn cố tình câu giờ trong lúc làm để vòi thêm tiền hoặc gây ức chế cho chủ nhà trước khi ra về.
Chị Bông tiết lộ: “Nhiều bạn khi bị chủ nhà chửi hay không trả tiền cho các chi phí phát sinh như làm thêm giờ, làm việc ngoài danh mục đã thống nhất… liền phản ứng, thậm chí tìm cách trả thù.
Có người tìm cách gây thiệt hại cho chủ nhà như câu giờ, xả nước, dùng điện, chất tẩy rửa… vô tội vạ. Có người còn tìm cách phá hoại cả cây cảnh, thú cưng của chủ nhà nữa”.
*Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi
(Còn nữa)
Người trẻ làm giúp việc theo giờ: Nhiều tiền, lắm cạm bẫy
Hiện nay, độ tuổi của người giúp việc theo giờ ngày càng trẻ hóa. Tuy nhiên, người có kinh nghiệm lại cho rằng, làm nghề này, càng trẻ lại càng gặp nhiều khó khăn.