【u19 nữ châu âu】Đồng loạt triển khai chiến dịch phòng, chống bệnh

  发布时间:2025-01-09 23:35:43   作者:玩站小弟   我要评论
Trong 2 ngày 19 và 20-4 tới, ngành y tế sẽ đồng loạt triển khai vòng một chiến dịch “Tổng vệ s u19 nữ châu âu。

Trong 2 ngày 19 và 20-4 tới,Đồngloạttriểnkhaichiếndịchphòngchốngbệu19 nữ châu âu ngành y tế sẽ đồng loạt triển khai vòng một chiến dịch “Tổng vệ sinh môi trường và truyền thông phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH), Zika và tay chân miệng (TCM)” (gọi tắt là chiến dịch) năm 2019 trên địa bàn tỉnh. Để hiểu hơn về chiến dịch năm nay, phóng viên Báo Bình Dương đã phỏng vấn bác sĩ Huỳnh Thanh Hà, Phó Giám đốc Sở Y tế một số nội dung liên quan.

 Bác sĩ Huỳnh Thanh Hà, Phó Giám đốc Sở Y tế kiểm tra công tác vãng gia tuyên truyền cho người dân trên địa bàn TX.Dĩ An

- Bác sĩ đánh giá như thế nào về tính hiệu quả của chiến dịch trong những năm trước?

- Trong quý I-2019, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 1.936 trường hợp mắc SXH, không có trường hợp tử vong, so cùng kỳ 2018 tăng 38,4%; 344 trường hợp mắc bệnh TCM, không có trường hợp tử vong, so cùng kỳ 2018 tăng 28,4%; không có trường hợp nào mắc bệnh Zika. Nếu nhìn vào số trường hợp mắc bệnh đang tăng để đánh giá thì tưởng chừng như chiến dịch trong những năm trước không có hiệu quả. Tuy nhiên, qua nhiều năm triển khai chiến dịch, chúng tôi đánh giá rằng chiến dịch đã mang lại nhiều hiệu quả trong phòng, chống dịch. Hiệu quả đầu tiên phải kể đến đó là người dân đã có kiến thức về phòng, chống bệnh SXH, TCM và bệnh do vi rút Zika. Đây là tiền đề để thay đổi hành vi phòng chống dịch của người dân trong những năm tiếp theo, bởi vì thay đổi hành vi là một quá trình rất lâu dài. Chúng tôi tin tưởng nếu chúng ta vẫn tiếp tục kiên trì tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân thì đến một lúc nào đó sẽ đạt được kết quả.

“Mục đích cuối cùng của việc tham mưu thực hiện Nghị định 176/2013/NĐ-CP là dần dần tạo nên tính tự giác của người dân tham gia các hoạt động phòng, chống dịch. Khi người dân có ý thức tự giác tham gia các hoạt động phòng, chống dịch thì hiệu quả phòng chống dịch chắc chắn sẽ ngày càng tăng”.

(Bác sĩ Huỳnh Thanh Hà, Phó Giám đốc Sở Y tế)

Hiện nay, đa số lãnh đạo các địa phương đều có nhận thức rất cao trong việc chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh. Phòng, chống dịch bệnh là một phần trong những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội hàng năm. Công tác chỉ đạo, giám sát, kiểm tra của chính quyền trong công tác phòng, chống dịch ngày càng đi vào chiều sâu, có chất lượng ngày càng cao. Điều đáng ghi nhận nữa đó là, qua nhiều năm triển khai chiến dịch, ý thức chủ động phòng, chống dịch của ngành y tế cũng như các ban, ngành, đoàn thể đã được tăng cường, công tác phối hợp phòng, chống dịch ngày càng nhịp nhàng, ăn ý hơn.

- Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình triển khai chiến dịch có gặp phải khó khăn gì, thưa bác sĩ?

- Đúng là bên cạnh những kết quả đạt được, chiến dịch còn gặp một số tồn tại nhất định. Việc tuyên truyền tuy nhiều nhưng chỉ mới đạt được hiệu quả cung cấp kiến thức, thông tin, chưa thay đổi được hành vi phòng, chống dịch bệnh của người dân. Nội dung tuyên truyền chưa đủ phong phú, đa dạng và phù hợp với từng loại đối tượng.

Chiến dịch tổng vệ sinh môi trường hàng năm đều thực hiện trong thời gian học sinh nghỉ hè hoặc sắp nghỉ hè, do đó hoạt động vệ sinh môi trường, lớp học chưa đạt được hiệu quả. Ngoài ra, nhiều trẻ dưới 3 tuổi (là độ tuổi hay mắc bệnh TCM) không học tại các trường mầm non, bị mắc bệnh TCM cũng là nguồn lây quan trọng cho cộng đồng.

Công tác vãng gia trong chiến dịch tổng vệ sinh môi trường có nơi chưa thực hiện tốt, đôi khi còn làm thay cho các hộ dân trong hoạt động loại trừ các vật dụng phế thải chứa nước, diệt lăng quăng… Trong khi mục đích của vãng gia là tuyên truyền, hướng dẫn người dân tự thực hiện các hoạt động trên.

Sự chỉ đạo của một số địa phương trong phòng chống dịch bệnh chưa quyết liệt, còn thiếu sự kiểm tra việc phối hợp của các ban ngành, đoàn thể với ngành y tế trong phòng chống dịch. Do đó, có nhiều ban, ngành không tham gia hoặc tham gia chưa tích cực. Hoạt động tuyên truyền đôi khi khó khăn ở các khu nhà trọ, khu công nhân cao su vì thời gian tuyên truyền chưa phù hợp với thời gian làm việc, sinh hoạt của các nhóm đối tượng này.

Trong nhiều năm qua, Bình Dương chưa thực hiện được việc chế tài đối với các hành vi vi phạm công tác phòng, chống dịch quy định tại Nghị định 176/2013/NĐ-CP của Chính phủ. Đây cũng là một vấn đề khó khăn khi các nhân viên y tế triển khai thực hiện các hoạt động phòng, chống dịch trong cộng đồng.

- Tình hình dịch bệnh SXH và TCM trong quý I-2019 có xu hướng tăng, vậy tại sao chiến dịch không diễn ra sớm hơn để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn, thưa bác sĩ?

- Trong quý I-2019, số trường hợp mắc các bệnh SXH và TCM tăng hơn so với cùng kỳ, nhưng chiến dịch không tổ chức sớm hơn vì những lý do sau: Tại các địa phương, Trung tâm Y tế huyện, thị, thành phố đã tham mưu lãnh đạo UBND liên tục tổ chức các đợt vệ sinh môi trường để diệt lăng quăng phòng, chống SXH, Zika và hướng dẫn vệ sinh cá nhân để phòng ngừa bệnh TCM. Việc tổ chức chiến dịch tổng vệ sinh môi trường như là một điểm nhấn, tác động mạnh hơn đối với ý thức vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân phòng, chống dịch bệnh của người dân.

Hơn nữa, tháng 4, 5 hàng năm là thời điểm bắt đầu mùa mưa, là điều kiện sinh sản thuận lợi của muỗi truyền bệnh SXH, Zika. Vì vậy, chiến dịch tổ chức vào khoảng tháng 4, 5 sẽ đạt được hiệu quả rõ ràng hơn, làm giảm mạnh số trường hợp mắc bệnh sau khi thực hiện chiến dịch. Nếu chiến dịch diễn ra tại những thời điểm khác trong năm, hiệu quả mang lại sẽ thấp hơn, không mang tính thuyết phục cao.

- Thưa bác sĩ, chiến dịch năm nay có điểm gì mới hơn so với những năm trước?

- Nhìn chung, các hoạt động trong chiến dịch năm 2019 cũng tương tự như các năm trước gồm: Củng cố Ban Chỉ đạo, tuyên truyền, vãng gia; kiểm tra, giám sát.

Bên cạnh những điểm giống các năm, chiến dịch năm nay cũng có một số hoạt động khác so với những năm trước. Trước tiên đó là thời gian triển khai chiến dịch sớm hơn, vào hơn giữa tháng 4-2019. Đây là thời gian bắt đầu mùa mưa, là thời điểm thời tiết thuận lợi cho sự phát triển của muỗi gây bệnh SXH, Zika. Chúng tôi hy vọng, chiến dịch diễn ra vào thời điểm này sẽ làm cho người dân thấy rõ được hiệu quả của việc diệt lăng quăng qua việc giảm số lượng muỗi cũng như làm giảm các trường hợp mắc bệnh.

Kinh phí của chiến dịch năm nay chủ yếu dùng cho tuyến huyện, tuyến xã, các tổ vãng gia là những đơn vị, cá nhân trực tiếp nhất tham gia vào chiến dịch. Tỷ lệ kinh phí dành cho tuyến tỉnh so với tuyến huyện, xã chỉ chiếm khoảng 13,84%. Với việc phân bổ kinh phí như vậy, chúng tôi mong muốn kết quả chiến dịch năm nay sẽ đạt được hiệu quả khả quan hơn. Việc tuyên truyền cũng có thay đổi nhằm tăng hiệu quả chiến dịch. Đối với người dân là công nhân cao su, người ở các khu nhà trọ… chúng tôi sẽ bố trí thời gian phù hợp hơn để tuyên truyền.

Một điểm mới nữa đó là, năm nay, ngành y tế đã tham mưu thực hiện thí điểm Nghị định 176/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế tại 2 địa phương (TP. Thủ Dầu Một và TX.Dĩ An) với mong muốn có sự chế tài để người dân tham gia tích cực hơn, hạn chế những hành động vi phạm đến công tác phòng, chống dịch.

- Xin cảm ơn bác sĩ!

Chiến dịch năm nay có chủ đề “Cộng đồng chung tay phòng bệnh SXH, TCM và Zika”. Chiến dịch đặt ra mục tiêu: Huy động cộng đồng và các lực lượng xã hội tham gia tạo ra một phong trào rầm rộ, triệt để và toàn diện trong phạm vi toàn tỉnh nhằm hạ thấp mật độ muỗi vằn trong thời gian ngắn nhất để giảm nhanh sự lan truyền bệnh SXH, bệnh do vi rút Zika; đồng thời tuyên truyền nâng cao ý thức cho mọi người, làm chuyển đổi thói quen vệ sinh cá nhân và môi trường sống để hạn chế sự lây truyền các bệnh truyền nhiễm và bệnh TCM, hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh SXH, bệnh do vi rút Zika, TCM và khống chế không để dịch xảy ra tại địa phương. Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Nghị định 176/2013/ NĐ-CP ngày 14-11-2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

相关文章

最新评论