Lạm phát cao nhưng doanh thu tăng thấp
Doanh thu các Doanh nghiệp VNR500: Cơn bão đã thành lốc xoáy tăng trưởng không đều qua các năm và tỷ lệ thuận với tỷ lệ lạm phát của năm tính doanh thu xếp hạng. Điều này chứng tỏ sự tăng trưởng nóng và ngắn hạn của nền kinh tế. Đặc biệt đáng chú ý là trong BXH 2012,ệpVNRCơnbãođãthànhlốcxoáket qua bong da cup fa anh mặc dù tỷ lệ lạm phát là cao nhưng tăng trưởng doanh thu của các doanh nghiệp VNR500 không tăng tương ứng mà sụt giảm rất thấp. Tăng trưởng tổng doanh thu của 500 doanh nghiệp VNR500 2012 điều chỉnh theo lạm phát năm giảm 6,29% so với năm trước đó.
Dự báo của doanh nghiệp về thời điểm phục hồi của nền kinh tế. Nguồn: Khảo sát doanh nghiệp V1000, VNR500 và FAST500 do Vietnam Report thực hiện. |
Trong những năm kinh tế tăng trưởng thịnh vượng nhất, đóng góp ngân sách của các doanh nghiệp VNR500 tăng 5 lần trong vòng 3 năm và đỉnh điểm là năm 2007 (BXH 2008) với hơn 120%. Trong suy thoái, nguồn thu ngân sách cũng bị giảm sút đáng kể với đặc biệt là năm 2011 giảm tới hơn 35% so với năm trước đó (BXH 2012) và xuống mức thấp hơn năm 2008 (BXH 2009).
Ngành “hot” cũng khó tăng trưởng cao
Xét về lĩnh vực ngành nghề, Khoáng sản, Xây dựng và Ngân hàng- Bảo hiểm là những ngành “hot” nhất trong cộng đồng doanh nghiệp lớn trong suốt 6 năm qua. Số doanh nghiệp trong ngành Khoáng sản luôn không dưới 60, trong khi đó số doanh nghiệp trong ngành Xây dựng tăng hơn 2 lần từ 25 lên 54.
Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, chỉ các doanh nghiệp ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm có tăng trưởng về doanh thu so với năm trước đó, đạt hơn 28%. Các doanh nghiệp khai thác khoáng sản và dầu khí xuất hiện trong bảng xếp hạng VNR500 2012 có tổng doanh thu giảm hơn 4% so với năm 2011, còn các doanh nghiệp xây dựng bất động sản có tổng doanh thu giảm tới hơn 10%.
Các ngành có hoạt động khó khăn khác có thể kể đến là Cơ khí, Sắt thép và Dệt may thuộc top các ngành có doanh thu giảm đáng kể nhất so với năm trước, lần lượt giảm 36,69%; 36,44% và 12,84%. Trong khi đó, các ngành sản xuất kinh doanh các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu vẫn tăng trưởng khá về doanh thu trong VNR500 là Nông-lâm nghiệp và Thực phẩm, thuộc top ngành có doanh thu tăng trưởng cao nhất so với năm trước, lần lượt đạt 26,52% và 29,56%.
Doanh nghiệp “kêu cứu”
99% các doanh nghiệp lớn lo sợ nhất về sự suy giảm nhu cầu tiêu dùng, chi phí nguyên vật liệu gia tăng, bất ổn kinh tế, khó huy động vốn, và thay đổi khó lường trong chính sách quản lý của Nhà nước sẽ làm cho tình hình thêm xấu trong năm tới. Chưa bao giờ trong các năm trước đây các doanh nghiệp được coi là có hoạt động ổn định nhất trong nền kinh tế lại tỏ ra bi quan như vậy.
Điều này là một hồi chuông báo động đối với các nhà hoạch định chính sách cần phải có những động thái kịp thời và tích cực hơn nữa nhằm kích cầu tiêu dùng, kìm chế lạm phát và nhất quán trong chính sách quản lý, nhanh chóng tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp và không để cho nguồn thu chính của ngân sách giảm sâu hơn nữa.
Sáng ngày 18/01/2013, tại Trung tâm Hội Nghị Quốc Gia, TP.Hà Nội, Ban tổ chức chương trình VNR500 gồm: Công ty CP Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report), Báo VietnamNet sẽ chính thức tồ chức Buổi Lễ Công bố Bảng xếp hạng VNR500 - Top500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2012. Đây là năm thứ 6 liên tiếp, Bảng xếp hạng VNR500 được công bố để ghi nhận một cách khách quan thứ hạng và vị thế của doanh nghiệp cũng như vinh danh những doanh nghiệp có đóng góp to lớn cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong năm qua. |
Đặng Dũng