游客发表
发帖时间:2025-01-25 15:58:40
Nội dung trên được đưa ra tại dự thảo Chương trình phát triển sâm Việt Nam đến năm 2030,ệtNamđặtmụctiêuthànhnướcsảnxuấtsâmlớnnhấtthếgiớkết quả u19 nữ vừa được Bộ NN-PTNT trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Tờ trình nêu rõ, Việt Nam có nguồn cây dược liệu tự nhiên đa dạng và phong phú với khoảng 5.000 loài cây cho công dụng làm thuốc, được phân bố rộng khắp trên cả nước, tập trung nhiều nhất ở các quần thể rừng tự nhiên vùng núi cao,... Trong đó, các có một số loài sâm, loại dược liệu quý, có nhiều tác dụng như chống trầm cảm, bồi bổ sức khỏe, đặc biệt là có tác dụng phục hồi sự suy giảm chức năng; kháng các độc tố gây hại tế bào, giúp kéo dài sự sống của tế bào và tăng các tế bào mới.
Hiện một số địa phương đã nuôi trồng, phát triển sâm, trong đó có nhiều doanh nghiệp sản xuất theo chuỗi từ gây trồng, thu hái, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Tuy nhiên, việc phát triển cây sâm và sản phẩm từ sâm còn chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh. Đặc biệt, vấn đề chế biến sâu còn yếu; công tác quảng bá, xúc tiến thị trường tiêu thụ còn chưa tương xứng với thương hiệu “quốc bảo” và chưa tạo thành ngành hàng đem lại doanh thu cao.
Theo Bộ NN-PTNT, việc xây dựng Chương trình phát triển Sâm Việt Nam đến năm 2030 và định hướng 2045 là rất cần thiết.
Mục tiêu của chương trình là bảo tồn nguồn gen sâm Việt Nam ngoài tự nhiên gắn với bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng. Phát triển vùng nguyên liệu trồng sâm Việt Nam, tập trung tại các tỉnh có điều kiện sinh thái phù hợp lên khoảng 24.000 ha vào năm 2030; 100% diện tích trồng sâm Việt Nam được cấp mã số vùng trồng và chỉ dẫn địa lý.
Sản lượng khai thác sâm Việt Nam từ năm 2030 đạt khoảng 300 tấn/năm (tương đương diện tích khai thác 1.000 ha/năm), đảm bảo nguồn gốc xuất xứ, đạt tiêu chuẩn GACP-WHO hoặc tương đương. Đồng thời, chú trọng đầu tư, xây dựng các cơ sở, nhà máy sơ chế và chế biến sâu các sản phẩm từ sâm Việt Nam gắn với vùng nguyên liệu, sản xuất theo chuỗi.
Đến năm 2045, phát triển sâm Việt Nam trở thành ngành hàng mang thương hiệu quốc tế, có giá trị xuất khẩu cao, tạo nguồn thu quan trọng cho các địa phương; đưa Việt Nam trở thành nước sản xuất sâm lớn trên thế giới.
Đối tượng tập trung bảo tồn, phát triển, chế biến, thương mại ở quy mô hàng hóa là sâm Ngọc Linh và sâm Lai Châu. Ngoài ra, gây trồng và phát triển thử nghiệm sâm Lang Biang, Bộ NN-PTNT nhấn mạnh.
Tờ trình cũng nêu rõ, các địa phương có tiềm năng, thế mạnh về điều kiện tự nhiên phù hợp cho việc nuôi trồng, phát triển sâm Việt Nam bao gồm: Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng, Thừa Thiên - Huế, Nghệ An, Lào Cai, Lai Châu và Điện Biên. Đối với phát triển vùng nguyên liệu sâm Việt Nam ở quy mô hàng hóa, tập trung tại các tỉnh: Quảng Nam, Kon Tum và Lai Châu.
Cùng với mở rộng vùng trồng sâm, sẽ đầu tư phát triển các cơ sở chế biến sâm gắn với vùng nguyên liệu theo hướng hiện đại; ưu tiên đầu tư nhà máy sản xuất các sản phẩm từ sâm Việt Nam như làm thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, hóa mỹ phẩm, sản phẩm thực dưỡng...
Bộ NN-PTNT dự kiến tổng nhu cầu vốn thực hiện Chương trình khoảng 52.058 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách khoảng 1.359 tỷ đồng (chiếm 2,6%), vốn xã hội hóa khoảng 50.698 tỷ đồng.
Sâm Ngọc Linh tạo nên 'làng tỷ phú' giữa đại ngànNhờ trồng sâm mà xã Trà Linh ở huyện vùng cao Nam Trà My đã có những “làng tỷ phú” giữa đại ngàn.
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接