游客发表

【các nhà cái】Ngày này năm xưa 21/9: Ban hành Thông tư về vật liệu nổ công nghiệp

发帖时间:2025-01-10 07:56:56

Ngày này năm xưa 20/9: Ban hành Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong FTA; Thành lập PV GAS Ngày này năm xưa 18/9: Bộ Công Thương quy hoạch phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam Ngày này năm xưa 19/9: Ngày mất anh hùng dân tộc,àynàynămxưaBanhànhThôngtưvềvậtliệunổcôngnghiệcác nhà cái danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi

Chuyên mục “Ngày này năm xưa” Báo Công Thương tổng hợp, giới thiệu những sự kiện ngày 21/9 trong nước và ngành Công Thương; các sự kiện quốc tế và sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Sự kiện trong nước và ngành Công Thương

Ngày 21/9/1923: Nguyễn Ái Quốc viết “Báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản” nêu tóm tắt tình hình Đông Dương, đưa ra những phân tích cụ thể và sâu sắc về các thành phần xã hội và con đường để tiến hành một cuộc cách mạng ở Việt Nam: “Triều đình và quan chức lệ thuộc tuyệt đối vào chính quyền Pháp. Họ bị chủ Pháp của họ khinh bỉ và nhân dân An Nam ghét. Thiểu số các nhà nho hay là các nhà trí thức là các nhà cách mạng dân tộc chủ nghĩa. Chính họ đã khích động mọi cuộc nổi dậy trong quá khứ. Công nhân có thể là 2% trong dân số, không được học hành, không được tổ chức. Do vậy họ không có một lực lượng chính trị nào... Quần chúng nông dân bị bóc lột nhất và cùng khổ nhất, rất yêu nước. Tuyên truyền tốt trong nông dân và tổ chức tốt trong công nhân nếu chúng ta làm tới được điều đó thì tương lai thuộc về chúng ta”.

Có thể nói đây là những phác thảo đầu tiên cho một đường lối chính trị hình thành của Nguyễn Ái Quốc. Báo cáo còn đưa ra dự kiến “xuất bản một tờ báo nhỏ tiếng Việt”, tập hợp các phần tử dân tộc cách mạng, đưa người qua Moskva...

Từ ngày 21 đến 22/9/1946, cuộc thi trẻ em khoẻ và đẹp lần đầu tiên ở nước ta đã được tổ chức tại Ấu Trĩ viên (nay là Cung Thiếu nhi Hà Nội). Có 300 trẻ em dưới 30 tháng tuổi đã dự thi, chia làm 3 nhóm: Nhóm A từ lọt lòng đến 6 tháng; Nhóm B từ hơn 6 tháng đến 12 tháng; Nhóm C Từ hơn 12 tháng đến 30 tháng. Đáng chú ý hầu hết những em được giải thưởng đều được nuôi bằng sữa mẹ.

Ngày 21/9/1967: Nhà báo, nhà nhiếp ảnh Đinh Thuý hy sinh tại mặt trận Trảng Dầu (nay thuộc tỉnh Tây Ninh). Ông tên thật là Bùi Đình Tuý, sinh năm 1914, quê ở xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Nhà báo, nhà nhiếp ảnh Đinh Thuý ra Hà Nội học nghề ảnh và nghề vẽ. Sau đó vào Sài Gòn làm thợ vẽ cho một hãng chiếu bóng. Tại đây, ông đã đã bị địch bắt do hoạt động yêu nước. Sau khi trốn khỏi nhà tù, ông tham gia phong trào Việt Minh đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn. Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, ông được phân công phụ trách công tác nhiếp ảnh của Sở Thông tin Sài Gòn, làm phóng viên báo "Cảm tử". Trong những năm kháng chiến chống Pháp, ông là phóng viên ảnh tại mặt trận. Năm 1954, anh tập kết ra Bắc, công tác tại Thông tấn xã Việt Nam. Năm 1961, được cử sang Cộng hoà Dân chủ Đức học ảnh màu và năm 1962 là người đầu tiên xây dựng cơ sở ảnh màu và chụp ảnh màu ở Hà Nội.

Ngày 21/9/1976: Ngân hàng thế giới công nhận nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là hội viên chính thức. Ngân hàng thế giới (viết tắt là W.B) ra đời từ tháng 7/1944 nhưng chính thức hoạt động từ ngày 25/6/1946.

Ngày 21/9/2005, Bộ Thương mại ban hành Thông báo số 0952/TM-DM về quản lý hạn ngạch cat.340/640 xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ trong 3 tháng cuối năm 2005.

Ngày 21/9/2005, Bộ Thương mại ban hành Thông báo số 0405/TM-DM về điều hành hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ năm 2006 đối với phần nguồn còn lại dành cấp visa tự động của Cat. 647/648.

Ngày 21/9/2005, Bộ Thương mại ban hành Thông báo số 0406/TM-DM về điều hành hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ năm 2006 đối với phần nguồn còn lại dành cấp visa tự động của Cat. 338/339 (Bổ sung Đợt 24)

Ngày 21/9/2012, Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 26/2012/TT-BCT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 23/2009/TT-BCT ngày 11 tháng 8 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp.

Ngày này năm xưa 21/9: Ban hành Thông tư về vật liệu nổ công nghiệp
Nổ mìn khai thác đá. Ảnh minh họa

Ngày 21/9/2016, Bộ Công Thương ban hành Công điện số 8860 CĐ/BCT-PCTT: Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Bộ Công Thương điện Sở Công Thương các tỉnh từ Nghệ An đến Lâm Đồng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, các nhà máy thủy điện khu vực Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên.Ngày 21/9/2017, Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 18/2017/TT-BCT bãi bỏ một số điều của Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định quản lý chất lượng thép sản xuất trong nước và thép nhập khẩu.

Ngày 21/9/2018, Bộ Công Thương ban hành Công văn số 7657/BCT-TTTN về việc điều hành kinh doanh xăng dầu.

Ngày 21/9/2022, Bộ Công Thương ban hành Công văn số 5621/BCT-TTTN về việc điều hành kinh doanh xăng dầu ngày 12/9/2022

Sự kiện quốc tế

Ngày 21/9/1820: Đế quốc Maratha bị diệt vong sau khi chiến bại trước Anh Quốc, Công ty Đông Ấn Anh tiếp tục củng cố địa vị tại Ấn Độ.

Ngày 21/9/1942: Nguyên mẫu B-29 Superfortress, máy bay ném bom hạng nặng và một trong những máy bay lớn nhất trong Đệ nhị thế chiến, cất cánh lần đầu tiên.

Ngày này năm xưa 21/9: Ban hành Thông tư về vật liệu nổ công nghiệp
Ngày 21/9/2020: Khai mạc tuần lễ cấp cao khóa 75 Đại hội đồng Liên hợp quốc

Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 75 được tổ chức theo hình thức kết hợp trực tuyến và trực tiếp, bao gồm: Phiên thảo luận chung cấp cao và các sự kiện cấp cao bên lề khác diễn ra từ 21/9 đến 2/10/2020 tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York, Hoa Kỳ. Các nội dung thảo luận bao gồm tình hình ở Lebanon, hợp tác số, biến đổi khí hậu, quyền con người và thách thức quản trị, dịch bệnh Covid-19, đa dạng sinh học, và kỷ niệm và thúc đẩy ngày quốc tế chống vũ khí hạt nhân.

Sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 21/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh dự họp Hội đồng Chính phủ bàn nhiều việc hệ trọng như chính sách đối với lao động, tài chính, lương bổng, ngoại giao với Pháp, Trung Hoa, Mỹ và cả yêu sách của quân Nhật đã bị giải giáp. Riêng với việc lực lượng vũ trang của Đại Việt ở Vĩnh Yên xin hàng, Bác chỉ thị nên thu xếp nhanh chóng và lấy lượng khoan hồng để đối xử.

Ngày này năm xưa 21/9: Ban hành Thông tư về vật liệu nổ công nghiệp
Nhân dân Pác Bó - Hà Quảng đón chào Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm ngày 20/2/1961. Ảnh tư liệu

Ngày 21/9/1954, Bác Hồ đã viết bức thư thăm hỏi, động viên và căn dặn bộ đội, cán bộ và các gia đình từ miền Nam ruột thịt tập kết ra Bắc. Bức thư chưa đầy 200 chữ nhưng chứa đựng tình cảm sâu nặng và sự quan tâm sâu sắc của Bác đối với đồng bào miền Nam.

Bức thư có tựa đề “Thư gửi bộ đội, cán bộ và gia đình cán bộ miền Nam ra Bắc” được đăng trên Báo Nhân dân số 229, từ ngày 21 đến ngày 22/9/1954.

Tuy “đồng bào đã phải tạm xa quê hương, nhưng lại được gần Trung ương Đảng, Chính phủ, gần quân đội và đồng bào miền Bắc. Nam Bắc vẫn là một nhà”. Lời động viên của Bác đã kịp thời cổ vũ tinh thần cho đồng bào miền Nam và thổi bùng “ngọn lửa đoàn kết dân tộc”. Bác mong đồng bào được mạnh khỏe để góp sức vào công cuộc xây dựng nước nhà: “Mỗi người sẽ tuỳ theo sức mình tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà”.

Ngày 21/9/1959, tham dự cuộc họp của Bộ Chính trị bàn về Cách mạng miền Nam, Bác nhắc nhở: “Phải giáo dục cho toàn dân hiểu rõ cuộc kháng chiến của ta là trường kỳ, tránh chủ quan nóng vội. Ở các vùng rừng núi phải đề cao cảnh giác, phải phát triển mạnh chiến tranh du kích, xây dựng căn cứ địa cách mạng. Ở thành thị phải tiến hành đánh địch trên mọi mặt (kinh tế, chính trị, quân sự...), phát triển công tác dân vận, địch vận, có như vậy mới bảo vệ được miền Bắc. Phải củng cố tổ chức cơ sở đảng, công tác mặt trận phải làm cho tốt...”.

(Sách Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày này năm xưa, tập II, NXB Chính trị quốc gia-Sự thật, 2010)

    热门排行

    友情链接