您现在的位置是:Cúp C1 >>正文

【so keo bong da hom nay】"Chữa bệnh" cho DNNN: Chỉ cần công khai, minh bạch

Cúp C156923人已围观

简介Ảnh minh họa, nguồn internet. Tại buổi tọa đàm "Nhà nước với doanh nghiệp" lần thứ 2 với chủ đề "Mô ...

quotchua benhquot cho dnnn chi can cong khai minh bach

Ảnh minh họa, nguồn internet.

Tại buổi tọa đàm "Nhà nước với doanh nghiệp" lần thứ 2 với chủ đề "Mô hình, phương thức hoạt động cho các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp", do tạp chí Kinh tế Tập đoàn và báo điện tử Tamnhin.net tổ chức mới đây, các chuyên gia đã mổ xẻ những mặt tồn tại, yếu kém của DNNN cũng như những "lỗ hổng" trong cơ chế quản lí hoạt động của DNNN. Trong đó, vấn đề công khai, minh bạch được các chuyên gia đi sâu phân tích.

Tại buổi tọa đàm, ông Nguyễn Trung, nguyên Đại sứ nước ta tại Thái Lan đã chia sẻ một câu chuyện về việc tiếp cận báo cáo tài chính của các DNNN. Ông kể: Vừa rồi, một đoàn đại biểu Quốc hội đi tìm hiểu hoạt động của các tập đoàn Nhà nước. Một thành viên trong đoàn than phiền rằng "Xin được báo cáo tài chính của các tập đoàn cực kì khó".

Câu chuyện của ông Nguyễn Trung không phải là mới, vấn đề này đã diễn ra tại các DNNN từ lâu. Cuối năm 2011, trong một buổi họp lấy ý kiến các bộ, ngành cho đề án nâng cao hiệu quả DNNN tổ chức tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư, "làm thế nào để có được số liệu chính xác về tình hình hoạt động của các DNNN" là vấn đề khiến các thành viên ban soạn thảo phải "đau đầu".

Khi đó, một đại diện đến từ Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) cũng phải thừa nhận rằng ngay cả cơ quan này cũng không dễ tiếp cận thông tin tài chính của DNNN. Vị này đã phát biểu rằng: Mỗi năm, chúng tôi đều có yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty báo cáo một lần, nhưng cứ như đi xin.

Do vậy, các chuyên gia đã chỉ ra "bệnh" thiếu công khai, minh bạch chính là một trong những nguyên nhân khiến hoạt động các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước ngày càng "có vấn đề".

GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chia sẻ: Quan trọng nhất là pháp luật cần quy định mọi hoạt động của DNNN phải công khai, bao gồm số liệu về tài chính, doanh thu, kể cả lương của tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, trưởng phòng... Nếu Nhà nước, nhân dân nắm được tình hình lượng vốn và tài sản của các DNNN, thì Nhà nước đã có thể giải quyết được phần lớn hiệu quả hoạt động của DNNN.

"Tất nhiên Nhà nước cũng phải có quy chế về việc công khai rồi trình tự thủ tục phải công khai, phương tiện để công khai, ai kiểm soát việc công khai ấy hay nói cách khác là phải có hệ thống giám sát đánh giá theo một thiết chế nhất định".

Khi ấy, tự khắc DNNN sẽ phải xin cổ phần hóa, thậm chí tự chuyển đổi mô hình hoạt động cho hiệu quả chứ không cần thiết phải có chủ trương của Nhà nước. Bởi vì khi tất cả mọi việc đã công khai minh bạch, DNNN sẽ không còn cơ hội có được những lợi ích "không phải từ lao động", GS Đặng Hùng Võ nói.

Chia sẻ về quan điểm này, PGS.TS Lê Văn Cương, Viện Chiến lược và Khoa học Công an "ví von": Trong cuộc sống, người ta chỉ ăn vụng trong bóng tối, không ai ăn vụng dưới ánh mặt trời cả. Vì thế công khai, minh bạch là yêu cầu số 1, yêu cầu quan trọng nhất, yêu cầu đầu tiên để cải tạo hoạt động của DNNN. Nếu không có sự công khai, minh bạch thì đừng nói chuyện gì về phát triển khối doanh nghiệp này.

Xây dựng hệ thống giám sát đánh giá

GS Đặng Hùng Võ cho rằng: Cơ chế ở các DNNN ở Việt Nam chỉ ra đầy rẫy nguy cơ tham nhũng. Ví dụ một quyết định hành chính có thể giao một lượng vốn khổng lồ cho tập đoàn này, tổng công ty kia. Trong khi đó, gần như không có cơ chế giám sát đánh giá. Ở nước ngoài, Nhà nước cần thực hiện công việc gì chỉ cần đưa ra đấu thầu. Doanh nghiệp nào trúng thầu thì Nhà nước có một hệ thống giám sát đánh giá, để xem doanh nghiệp đó làm đến đâu, chất lượng thế nào, có nghiệm thu được hay không...


Lương Bằng

Tags:

相关文章