【ket qua duc 2】5 năm giảm gần 6.600 hộ nghèo DTTS: Kết quả to lớn
Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy,ămgiảmgầnhộnghegraveoDTTSKếtquảtolớket qua duc 2 Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuyết Minh chủ trì hội nghị. Cùng dự có Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQVN tỉnh Lê Thị Xuân Trang; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố.
Các đại biểu dự hội nghị tổng kết, đánh giá thực hiện Chương trình giảm 1.000 hộ nghèo đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2019-2023
Bình Phước hiện có 40 thành phần DTTS sinh sống, chiếm gần 20% dân số toàn tỉnh. Xuất phát từ thực trạng tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh còn cao, trong khi tỷ lệ giảm nghèo hàng năm đạt thấp, năm 2019, chương trình giảm 1.000 hộ nghèo DTTS đã được ban hành.
Để chương trình được triển khai hiệu quả, 5 năm qua, tỉnh đã bố trí trên 675 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách tỉnh bố trí trên 284 tỷ đồng, vốn ngân sách cấp huyện bố trí gần 5,4 tỷ đồng, vốn lồng ghép từ chương trình mục tiêu quốc gia trên 51 tỷ đồng, nguồn vốn vay từ Ngân hàng chính sách xã hội trên 147 tỷ đồng, vốn vận động gần 173 tỷ đồng, còn lại là các nguồn vốn lồng ghép khác để thực hiện chương trình.
Các Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Trần Tuyết Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Lê Thị Xuân Trang, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh và hoa chúc mừng các tập thể có thành tích xuất sắc trong việc triển khai thực hiện Chương trình giảm 1.000 hộ nghèo đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2019-2023
Các cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc triển khai thực hiện Chương trình giảm 1.000 hộ nghèo đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2019-2023, được tặng bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh
Từ nguồn vốn được bố trí, cơ quan chức năng đã hỗ trợ xây, sửa chữa nhà ở, đất ở; hỗ trợ chăn nuôi, trồng trọt; đào tạo, chuyển đổi nghề, giải quyết việc làm… Việc hỗ trợ cho người dân được thực hiện công tâm, sát với thực tế và phù hợp với nhu cầu thực tiễn của người dân. Nhờ đó từ năm 2019 đến 2023, toàn tỉnh đã giảm được 6.598 hộ nghèo DTTS, vượt chỉ tiêu hàng năm giao là giảm 1.000 hộ nghèo như kế hoạch chương trình đã đề ra. Đưa số hộ nghèo DTTS của tỉnh từ 4.545 hộ năm 2019 giảm xuống còn 574 hộ vào cuối năm 2023.
Kết quả giảm nghèo trong vùng đồng bào DTTS đã trở thành bước đệm để công tác giảm nghèo của tỉnh chuyển biến theo hướng nhanh, bền vững; giúp đồng bào DTTS được tiếp cận các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, cũng như các dịch vụ xã hội một cách đầy đủ và chất lượng hơn.
Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe 10 báo cáo tham luận của các sở, ngành, địa phương chia sẻ những cách làm hay, hiệu quả trong việc triển khai thực hiện chương trình.
Là cơ quan chủ quản thực hiện Chương trình giảm 1.000 hộ nghèo đồng bào DTTS của tỉnh, sở căn cứ vào chỉ tiêu giảm nghèo của từng địa phương, riêng với hộ nghèo DTTS trên tinh thần danh sách đăng ký thoát nghèo, các địa phương phải khảo sát nhu cầu cần hỗ trợ của từng hộ để lập kế hoạch đề nghị bổ sung các chỉ tiêu còn thiếu hụt, cụ thể như nhà ở, nước sạch, sinh kế, điện thắp sáng… Đồng thời giảm dần hình thức hỗ trợ 100% cho người nghèo DTTS để hạn chế tình trạng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước của một bộ phận đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh. Ông Mai Xuân Tuân, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội |
Huyện Bù Đăng có trên 143 ngàn người, trong đó gần 58 ngàn người là đồng bào DTTS. Năm 2019, toàn huyện có 1.488 hộ nghèo, trong đó 959 hộ nghèo là người DTTS. Sau 5 năm triển khai chương trình, toàn huyện đã giảm được 1.430 hộ nghèo DTTS. Chương trình giảm 1.000 hộ nghèo đồng bào DTTS hết sức ý nghĩa, phù hợp với nguyện vọng của người dân, tạo động lực để đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững. Thời gian tới, huyện tiếp tục tập trung chỉ đạo rà soát, xác định đối tượng thụ hưởng đảm bảo “đúng người, đúng hoàn cảnh, đúng chính sách cần hỗ trợ” đảm bảo chương trình được triển khai đạt hiệu quả cao nhất. Ông Nguyễn Văn Lưu, Phó Chủ tịch UBND huyện Bù Đăng |
Bên cạnh kết quả đạt được, hội nghị cũng chỉ ra một số tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện chương trình, cụ thể công tác tuyên truyền, phối hợp giữa các sở, ngành, địa phương đôi lúc còn chưa đồng bộ; một bộ phận hộ nghèo đồng bào DTTS còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước; việc quản lý, sử dụng nguồn lực một số nơi còn chưa hiệu quả, nhiều chương trình còn chồng chéo; việc huy động nguồn lực xã hội hóa còn hạn chế; công tác rà soát hộ nghèo tại một số địa phương còn sai sót…
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuyết Minh khẳng định: Chương trình giảm 1.000 hộ nghèo đồng bào DTTS của tỉnh thực sự hết sức ý nghĩa và nhân văn, góp phần làm thay đổi đời sống gần 6.600 hộ dân đồng bào DTTS. Đây là kết quả to lớn - ấn tượng - ngoạn mục, được nhân dân nhiệt tình ủng hộ.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuyết Minh cho rằng, đây là chương trình đặc thù, đột phát, thực chất, phù hợp với thực tiễn của tỉnh. Đặc thù vì đây là chương trình riêng, sáng tạo, được thực hiện bằng ngân sách của tỉnh cùng với các nguồn lực vận động từ bên ngoài để phục vụ cho công tác giảm nghèo.
“Dù Chương trình giảm 1.000 hộ nghèo đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh khép lại, tuy nhiên trên tinh thần chỉ tiêu giảm nghèo hàng năm của tỉnh, thời gian tới các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị tiếp tục duy trì bền vững kết quả giảm nghèo trên phạm vi toàn tỉnh, cố gắng không để tái nghèo, đặc biệt là tái nghèo trong vùng đồng bào DTTS. Chuyển trọng tâm chương trình giảm nghèo từ chiều rộng sang chiều sâu, tập trung nâng chất cuộc sống cho người dân, phấn đấu đến năm 2025, Bình Phước không còn hộ nghèo”. Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuyết Minh相关文章
|
最新评论