Xã Hùng Lô,úThọBảotồndisảnhágiải hạng nhất argentina TP. Việt Trì (Phú Thọ) có rất nhiều di tích gắn liền với thời kỳ Hùng Vương. Đây là miền đất trù phú, giao lưu buôn bán phát triển, một thời là trung tâm của các vùng lân cận. Nhiều nét văn hóa độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc vẫn được người dân ở nơi đây gìn giữ và phát huy như: Đình cổ Hùng Lô với lịch sử trên 300 năm; Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại vào năm 2012.
Bên cạnh Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, người dân địa phương còn bảo tồn và duy trì làn điệu hát Xoan - loại hình dân ca nghi lễ, hát trước cửa đình và thường hát vào mùa xuân. Hát Xoan được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại cần bảo vệ khẩn cấp năm 2011.
Với mong muốn biến di sản hát Xoan thành tài sản, những năm qua, tỉnh Phú Thọ luôn chú trọng thực hiện công tác bảo tồn di sản hát Xoan gắn với phát triển du lịch, khai thác bền vững giá trị của di sản này bằng cách dựa vào cộng đồng. Qua đó góp phần đưa hát Xoan trở thành một nguồn lực, sản phẩm du lịch đặc trưng, hấp dẫn thu hút đông đảo khách du lịch trong nước và quốc tế.
Tỉnh đã xây dựng nhiều tour du lịch gắn với hát Xoan tại thành phố Việt Trì với sự tham gia của nhiều nghệ nhân đến từ 4 phường Xoan gốc như: kết hợp tham quan Đền Hùng với trải nghiệm hát Xoan tại Miếu Lãi Lèn - nơi phát tích nguồn Xoan cổ; thưởng thức hát Xoan tại Đình Hùng Lô gắn với tham quan và trải nghiệm đặc sản làng nghề…
Đình Hùng Lô là quần thể di tích có giá trị văn hóa, lịch sử nổi bật với niên đại hơn 300 năm. Ngôi đình tọa lạc trên diện tích đất rộng 500m2 với quy mô kiến trúc khá hoàn chỉnh. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, ngôi đình vẫn bảo tồn được nguyên vẹn giá trị kiến trúc, văn hóa, lịch sử, gồm 5 gian nhà Tiền tế, Phương đình, lầu Chuông, lầu Trống và toà Đại đình.
5 gian nhà của đình đều được xây dựng bằng những loại gỗ quý như đinh, lim, sến, táu... Bên ngoài khuôn viên có ngôi mộ cổ bằng đá.
Hát Xoan có 3 chặng: Hát nghi lễ, hát quả cách (quả là bài; cách là hình thức hát, lối hát) và hát giao duyên (hát hội). Hát nghi lễ gồm các bài: Hát chào Vua, mời Vua, Giáo trống, Giáo pháo, Thơ nhang, Đóng đám. Hát quả cách gồm 14 bài: Kiều giang cách; Nhàn ngâm cách; Tràng mai cách; Ngư tiều canh mục cách; Đối dẫy cách; Hồi liên cách; Xoan thời cách; Hạ thời cách; Thu thời cách; Đông thời cách; Tứ mùa cách; Thuyền chèo cách; Tứ dân cách; Chơi dâu cách. Hát giao duyên gồm nhiều bài hát tự do phóng khoáng, nội dung các bài hát mang tính trữ tình sâu sắc: Thết trầu (còn gọi là Bợm gái); Bỏ bộ; Xin huê - Đố huê; Đố chữ; Hát đúm; Cài huê; Mó cá...
Trên chặng đường dài của lịch sử, hát Xoan đã được nhiều thế hệ nối tiếp trao truyền; nhiều người có chức sắc, các nhân sĩ trí thức đã nâng đỡ, tạo điều kiện duy trì, phát triển. Do nguồn gốc của hát Xoan gắn với những câu chuyện truyền thuyết của thời đại Vua Hùng, các làng Xoan gốc đều là những ngôi làng cổ nằm trên địa bàn trung tâm nước Văn Lang như: Kim Đái, Phù Đức, Thét (xã Kim Đức), An Thái (xã Phượng Lâu), thành phố Việt Trì nên hát Xoan còn bảo lưu được nhiều yếu tố cổ thuộc tầng sâu của văn hóa dân gian thời đại bình minh lịch sử dựng nước của dân tộc ta.
Đoàn kiều bào về dâng hương lễ Giỗ tổ Hùng Vương năm 2023 và tham quan Đình cổ Hùng Lô, thưởng thức làn điệu hát Xoan.
Du khách, kiều bào cùng hòa mình với điệu Mó cá trong hát Xoan. Theo đó, các trai làng vây vòng quanh giả làm cá, các cô gái đào Xoan vây vòng ngoài giả lưới. Khi nào bắt được con cá to dâng lên nhà vua thì cuộc vui mới kết thúc.
Xuân Quý và nhóm BTV