【kq bong da toi qua】Bài toán khó về bảo đảm nguồn lực và nguồn chi cho an sinh xã hội

[Nhận Định Bóng Đá] 时间:2025-01-26 21:45:52 来源:88Point 作者:Cúp C2 点击:87次

Bộ Tài chính

Ông Bùi Anh Bình,àitoánkhóvềbảođảmnguồnlựcvànguồnchichoansinhxãhộkq bong da toi qua Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp, Bộ Tài chính phát biểu tại diễn đàn. Ảnh: Bùi Tư

Chi cho ASXH bằng 12-14% tổng chi thường xuyên

Đánh giá về công tác xóa đói giảm nghèo của Việt Nam, ông Takahiro Yamada - Viện nghiên cứu chính sách, Bộ Tài chính Nhật Bản cho biết, Việt Nam là nước có tốc độ tăng trưởng nhanh, tỷ lệ lạm phát giảm, tăng trưởng đi kèm với giảm tỷ lệ đói nghèo. Bên cạnh đó, tỷ lệ bất bình đẳng tương đối ổn định, thấp nhất trên thế giới. Việt Nam là đất nước thành công trong giảm đói nghèo và tăng trưởng trong thời kỳ đổi mới.

Theo ông Bùi Anh Bình - Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp (Bộ Tài chính), giai đoạn 2012 - 2018 ngân sách nhà nước (NSNN) đã bố trí cho lĩnh vực đảm bảo xã hội khoảng 768.850 tỷ đồng, bằng 12 -14% tổng chi thường xuyên NSNN (cao thứ 2 sau giáo dục và dạy nghề), trong đó: Ngân sách trung ương khoảng 591.799 tỷ đồng (bằng 77% chi lương hưu và đảm bảo xã hội); ngân sách địa phương khoảng 117.051 tỷ đồng (bằng 23% tổng chi lương hưu và đảm bảo xã hội). Riêng năm 2018, ngân sách đã chi 1.523.200 tỷ đồng, cao hơn năm 2017 (1.390.480 tỷ đồng) và năm 2016 (1.273.200 tỷ đồng).

Ông Bình cho biết, phần lớn ngân sách đảm bảo xã hội để thực hiện chính sách hỗ trợ cho đối tượng như: Chi thực hiện chính sách ưu đãi cho người có công với cách mạng; chi lương hưu, trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội...; chi thực hiện các chương trình, đề án trong lĩnh vực bảo trợ xã hội và các khoản chi khác.

Cũng theo ông Bình, Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả trong đảm bảo ASXH. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra. Đó là mối quan hệ giữa nguồn lực đảm bảo cho ASXH với nguồn chi cho ASXH. Bởi nếu chúng ta đi theo xu hướng cứ mở rộng đối tượng ASXH nhận trợ cấp của Nhà nước và nâng mức trợ cấp lên thì lúc đó gánh nặng cho NSNN rất lớn, sẽ không còn nguồn cho đầu tư phát triển kinh tế và xã hội. Theo ông Bình, đây là bài toán khó, bởi vì xu hướng hiện nay, nhiều cơ quan, tổ chức cho rằng cần mở rộng thêm đối tượng thụ hưởng chính sách ASXH.

Đối với vấn đề xóa đói giảm nghèo, theo thống kê hiện nay có trên 150 văn bản quy định chính sách giảm nghèo, phần lớn là chính sách cho không, chưa tạo được động lực cho người dân thuộc diện nghèo và cận nghèo thoát nghèo.

Chính phủ đã chỉ đạo giao cho Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội nghiên cứu tích hợp các chính sách cho không, chuyển sang hình thức hỗ trợ có điều kiện.

Theo ông Bình, một số nhóm đối tượng trong diện trợ giúp xã hội cần phải rà soát soát lại. Trong Nghị định 136/2013/NĐ-CP đã đề cập đến vấn đề trợ giúp xã hội đối với một số đối tượng là người cao tuổi không có lương hưu, trẻ em khuyết tật. Tuy nhiên, chúng ta chưa xét đến vấn đề thu nhập. Bởi nhiều người cao tuổi không có lương nhưng lại có thu nhập cao. Nhiều trẻ em tuy khuyết tật nhưng lại sinh ra trong gia đình có điều kiện. Do vậy phải rà soát lại các đối tượng này.

Cải cách BHXH đảm bảo cân đối thu chi quỹ

Ông Lưu Quang Tuấn - Viện Khoa học Lao động và Xã hội cho rằng, cần xác định nguồn tài chính để đảm bảo ASXH. Các quốc gia trên thế giới chia ra làm 2 nhóm chính sách: Nhóm chính sách ASXH dựa trên đóng góp; nhóm chính sách dựa vào sự hỗ trợ của ngân sách quốc gia.

Trong những chính sách này thì bảo hiểm xã hội (BHXH) được kỳ vọng thực sự trở thành trụ cột chính của hệ thống ASXH. Hội nghị trung ương 7 vừa qua đã ban hành Nghị quyết 28-NQ/TW, trong đó đã đề ra 11 nội dung cải cách chính sách BHXH để giải quyết những bất cập, hạn chế trong thời gian qua, trong đó có nhiều vấn đề liên quan đến tài chính.

Nội dung thứ nhất là tăng tuổi nghỉ hưu. Tăng tuổi nghỉ hưu được kỳ vọng làm chậm tốc độ giảm tỷ số giữa số người đóng BHXH và số người hưởng chế độ hưu trí, đồng thời cũng là một trong những biện pháp giúp tăng khả năng cân đối quỹ hưu trí và tử tuất trong dài hạn.

Thứ hai là mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Theo ông Tuấn, chính sách BHXH bắt buộc hiện hành hướng đấn bao phủ công chức, viên chức nhà nước và người lao động làm việc có hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trong các khu vực kinh tế. Điều này có nghĩa là hơn 5 triệu chủ hộ kinh doanh cá thể và trên 400 nghìn người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương hiện nay không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc.

Việc sửa đổi để mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đến các nhóm trên sẽ góp phần gia tăng tỷ lệ tham gia BHXH; tạo thêm dòng chi tài chính đối với gia đình họ nhưng lại tăng số thu của quỹ BHXH…

Ngoài ra, Nghị quyết 28 cũng sửa đổi quy định về điều kiện thời gian tham gia BHXH tối thiểu để hưởng chế độ hưu trí; sửa đổi các quy định về mức đóng, căn cứ đóng BHXH để đạt mục tiêu mở rộng diện bao phủ BHXH.

Bà Vũ Phương Ly - Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ cho biết, có hai thách thức toàn cầu trong việc đạt được các mục tiêu phát triển bền vững, đó là sự gia tăng bất bình đẳng rõ rệt trong bản thân các quốc gia với nhau và tác động tiêu cực của hoạt động con người đối với khả năng chịu đựng của trái đất.

Theo đó, bà Phương Ly đưa ra một số khuyến nghị đối với Việt Nam. Đó là cần xác định ưu tiên thực hiện những khuyến nghị ngân sách có đóng góp vào việc đảm bảo bình đẳng giới. Bên cạnh đó cần xác định thứ tự ưu tiên các dự án đầu tư phải đảm bảo nguyên tắng đáp ứng giới.

Bà Phương Ly đưa ra gợi ý có thể chú trọng vào công tác tạo việc làm nói chung, hoặc xây dựng những chính sách cụ thể nhằm thúc đẩy bình đẳng giới trong tiếp cận việc làm, hưởng lương cũng như chia sẻ gánh nặng về chăm sóc gia đình.

Ngoài ra, các chính sách kinh tế vĩ mô phải được thực hiện và phân tích thông qua lăng kính giới, trong đó đặc biệt chú trọng đến tác động phân bổ của nó./.

Bùi Tư

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接